- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4244:1986 về tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần - quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3146:1986 về công việc hàn điện - yêu cầu chung về an toàn
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4086:1985 về an toàn điện trong xây dựng - yêu cầu chung
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5308:1991 về quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng
THANG MÁY - YÊU CẦU AN TOÀN TRONG LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG
Lift - Safe requirements for installation and use
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các loại thang máy thông dụng dùng để vận chuyển hàng và vận chuyển người: quy định những yêu cầu cơ bản về kĩ thuật an toàn trong quá trình lắp đặt và sử dụng các thang máy mới cũng như các thang cũ được cải tạo, lắp đặt ở những công trình công nghiệp và dân dụng.
1.1. Phạm vi áp dụng
1.1.1. Tiêu chuẩn này chi áp dụng đối với các loại thang có dẫn động điện, có phương chuyển động thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 15o so với phương thẳng đứng và với vận tốc làm việc đến 2,5m/s. Đối tượng của tiêu chuẩn này được phân thành 5 loại dưới đây:
Loại l: Thang máy thiết kế cho chuyển chở người.
Loại II: Thang máy thiết kế chủ yếu để chuyển chở người nhưng có tính đến các hàng hóa mang kèm theo người.
Loại III: Thang máy thiết kế chuyển chở giường (băng ca) dùng trong các bệnh viện.
Loạl IV : Thang máy thiết kế chủ yếu để chuyển chở hàng hóa nhưng thường có người đi kèm theo.
Loại V : Thang máy điều khiển ngoài cabin chi dùng để chuyển chở hàng – loại này khi thiết kế cabin phải khống chế kích thước để người không thể vào được.
1.1.2. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các loại thang nâng hàng có tính năng kĩ thuật hạn chế, có kết cấu với dẫn động đơn giản (như tới quay tay trục đứng) và tính chất làm việc tạm thời (như các thang nâng phục vụ xây dựng).
1.1.3. Đối với các thang máy có vận tốc làm việc trên 2,5 m/s hoặc làm việc theo chế độ nghiêm ngặt, có đối tượng phạm vi đặc biệt (như: hóa chất, thuốc nổ v.v.,.) và hoạt động trong môi trường có tính chất khác thường, ngoài việc tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn này còn phải được thỏa thuận riêng của cơ quan có thẩm quyền về an toàn khi lắp đặt và sử dụng.
1.2. Thang máy có để điều kiện lắp đặt.
1.2.1. Thang máy nhập khẩu phải có để các điều kiện sau:
a. Có hồ sơ kĩ thuật gốc.
b. Thang máy được chế tạo theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn quốc gia sở tại và phải phù hợp với tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam.
c. Các bộ phận chi tiết máy đi kèm phải đống bộ hoặc nếu chế tạo theo dạng liên kết của nhiều hãng, nhiều quốc gia thì việc đảm bảo quy cách kĩ thuật là của hãng thang máy đứng tên, đặc biệtc hú ý quy cách các bộ phận và chi tiết quan trọng như:
- Cáp thép, xích chịu tải.
- Đường ray dẫn hướng cho cabin và đối trọng.
- Puli dẫn động, dẫn hướng.
- Hệ thống phanh điều khiển, đúng tầng.
- Hệ thống hãm an toàn.
- Các cơ cấu khống chế an toàn, tín hiệu bảo vệ.
1.2.2. Thang máy chế tạo trong nước.
a. Thang máy được chế tạo do các đơn vị có tư cach pháp nhân và đã được phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
b. Thang máy phải được chế tạo phù hợp với các tiêu chuẩn yêu cầu kĩ thuật hiện hành và phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn này.
c. Thang máy chế tạo hàng loạt phải đúng theo mẫu đã được thử nghiệm và phải đầy để hồ sơ kĩ thuật gốc.
d. Các bộ phận và chi tiết quan trọng chưa chế tạo được phải nhập ngoại hoặc liên kết chế tạo phải ghi rõ thông số cơ ban và quy cách kĩ thuật trong hồ sơ.
1.3. Yêu cầu đối với đơn vị lắp đặt.
1.3.1. Các đơn vị được phép lắp đặt, điều chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy phải có các điều kiện sau:
a. Là một đơn vị có tư cách pháp nhân và đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
b. Có để cán bộ kĩ thuật đã được đào tạo kĩ thuật chuyển ngành.
c. Có đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề, được huấn luyện cơ bản và định kí về kĩ thuật an toàn.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 1935/QĐ-BKHCN năm 2007 Hủy bỏ 2 Tiêu chuẩn Việt Nam về Thang máy - Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng và So sánh các tiêu chuẩn an toàn thang máy quốc tế - Phần 1: Thang máy điện do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4244:1986 về tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần - quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3146:1986 về công việc hàn điện - yêu cầu chung về an toàn
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4086:1985 về an toàn điện trong xây dựng - yêu cầu chung
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5308:1991 về quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-1:2007 (ISO 4190-1 : 1999) về Lắp đặt thang máy - Phần 1: Thang máy loại I, II, III và VI
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN7628-2:2007 (ISO 4190-2 : 2001) về Lắp đặt thang máy - Phần 2: Thang máy loại IV
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5744:1993 về thang máy - Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng
- Số hiệu: TCVN5744:1993
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1993
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực