Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC – QUY PHẠM QUẢN LÍ KĨ THUẬT
Water supply and drainage systems – Rules for technical management
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để quản lí kĩ thuật hệ thống cấp thoát nước đô thị. Ngoài tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.
1.2. Nhiệm vụ của công tác quản lí kĩ thuật hệ thống cấp thoát nước đô thị là thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo vận hành khai thác các công trình cấp thoát nước một cách liên tục theo các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật quy định.
1.3. Cán bộ và công nhân vận hành hệ thống cấp thoát nước cần phải nắm vững quy trình công nghệ và tính năng hoạt động của các công trình và nguyên tắc an toàn lao động khi quản lí hệ thống cấp thoát nước.
1.4. Các cơ quan trực tiếp quản lí hệ thống cấp thoát nước cần phải nghiên cứu chế độ làm việc của toàn bộ hệ thống, phân tích ưu nhược điểm của công trình, đặc tính kĩ thuật khi hoạt động của các công trình và so sánh với thiết kế. Kết quả nghiên cứu xem xét phải báo cáo lên cấp trên.
Các yêu cầu đối với các công trình và thiết bị trên hệ thống cấp thoát nước
1.5. Các ngôi nhà và công trình của hệ thống cấp thoát nước (trạm bơm, các công trình xử nước, bể chứa nước, đài nước…) phải được theo dõi kĩ trong năm quản lí đầu tiên để phát hiện các chỗ nứt, sụt lún, các điểm biến dạng…
Hàng tháng phải kiểm tra độ lún của công trình theo các mốc chuẩn cố định và tạm thời.
1.6. Từ năm quản lí thứ hai việc kiểm tra phải thực hiện theo kế hoạch căn cứ vào điều kiện địa phương và trạng thái công trình.
Các gian máy phải có sổ theo dõi trạng thái kết cấu ngôi nhà và công trình. Đặc biệt phải chú ý theo dõi độ lún và độ rạn nứt của hệ móng các thiết bị chính (bơm, động cơ điện).
Cần phải thường xuyên theo dõi trạng thái các gối đỡ của đường ống. Khi có hiện tượng sụt lún của ngôi nhà, giếng và công trình cần phải chú ý đến trạng thái mối nối mềm của đường ống qua tường.
1.7. Trong các công trình cấp thoát nước cần đảm bảo chế độ nhiệt độ ẩm tối ưu. Cần phải có hệ thống gió trong trạm bơm, nhà chuẩn bị phèn và hoá chất, dàn mưa, v.v… và các công trình đặc biệt khác.
Tổ chức các trạm điều độ
1.8. Để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống cấp thoát nước làm việc liên tục và có hiệu quả nên có trạm điều độ.
Nhiệm vụ của trạm điều độ là:
a) Lập tiến độ sản xuất;
b) Chỉ đạo tập trung và quản lí thống nhất mọi mặt hoạt động của các tuyến ống
và các các công trình trên hệ thống cấp thoạt nước;
c) Đảm bảo chế độ làm việc bình thường của toàn bộ hệ thống cấp thoát nước;
d) Kiểm tra việc thực hiện các quy trình kĩ thuật và an toàn lao động khi quản lí, khai thác.
1.9. Dựa vào sơ đồ cấp thoát nước và công trình công nghệ nên sử dụng một trong hai loại trạm điều độ sau đây:
Điều độ một cấp: quản lí thống nhất hoạt động của toàn bộ các công trình và mạng lưới thuộc hệ thống cấp thoát nước khi tổng chiều dài mạng lưới đường ống dưới 50km.
Điều độ hai cấp: dùng khi hệ thống cấp thoát nước tổng chiều dài đường ống trên 50km trở lên bao gồm trạm điều độ trung tâm (trạm điều độ cấp I) và các trạm điều độ tại chỗ (trạm điều độ cấp II). Trạm điều độ tại chỗ quản lí trực tiếp các tuyến ống hoặc công trình riêng biệt.
1.10. Nhân viên trạm điều độ có nhiệm vụ sau:
Đảm bảo sự làm việc liên tục và ổn định của các tuyến ống và công trình; Lập sơ đồ làm việc của các thiết bị, công trình và chế độ xả nước;
Phân tích các sự cố hỏng hóc, và tham gia đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống và công trình cấp thoát nước;
Lập các báo cáo kĩ thuật về sự hoạt động của các thiết bị;
Nhân viên
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5673:1992 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - cấp thoát nước bên trong - hồ sơ bản vẽ thi công do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4519:1988 về hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình - quy phạm nghiệm thu và thi công
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4474:1987 về Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 51:1984 về thoát nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - tiêu chuẩn thiết kế
- 5Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 76:1979 về quy trình quản lý kỹ thuật trong vận hành các hệ thống cung cấp nước
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4038:2012 về Thoát nước - Thuật ngữ và định nghĩa
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5673:1992 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - cấp thoát nước bên trong - hồ sơ bản vẽ thi công do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4519:1988 về hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình - quy phạm nghiệm thu và thi công
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4474:1987 về Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 51:1984 về thoát nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - tiêu chuẩn thiết kế
- 5Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 76:1979 về quy trình quản lý kỹ thuật trong vận hành các hệ thống cung cấp nước
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4038:2012 về Thoát nước - Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5576:1991 về hệ thống cấp thoát nước - Quy phạm quản lý kỹ thuật
- Số hiệu: TCVN5576:1991
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1991
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra