TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5097-90
BÍT TẤT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC
Hosiery - Method for determination of dimensions
1. Khái niệm chung
1.1. Cấu tạo của bít tất gồm 6 phần, được mô tả như trong hình 1
1. Cổ chun tất
2. Ống tất
3. Gót tất
4. Phần mu bàn tất
5. Phần ban bàn tất
6. Mũi tất
1.2. Các kích thước cơ bản cần đo được biểu diễn trong hình 2
- Chiều cao cổ chun tất (A)
- Chiều rộng cổ chun tất (B)
- Chiều dài tất (L)
- Chiều rộng ống tất (C)
- Chiều dài bàn tất (D)
- Chiều rộng bàn tất (E)
1.2.1. Chiều cao cổ chun tất, theo chiều cột vòng là khoảng cách bằng centimet giữa hàng vòng trên cùng và hàng vòng cuối cùng của cổ chun tất.
1.2.2. Chiều rộng cổ chun tất. Theo chiều hàng vòng là khoảng cách tính bằng cm giữa 2 cột vòng ngoài cùng của cổ chun tất, khi trải phẳng tất.
1.2.3. Chiều dài tất, theo chiều cột vòng là khoảng cách tính bằng cm giữa hàng vòng trên cùng của cổ chun tất và điểm giữa cạnh dưới của gót.
1.2.4. Chiều rộng ống tất, theo chiều hàng vòng là khoảng cách tính bằng cm giữa hai cột vòng ngoài cùng của ống tất, khi trải phẳng tất về đo ở giữa ống tất.
1.2.5. Chiều dài bàn tất, theo chiều cột vòng là khoảng cách tính bằng cm giữa đỉnh của mũi tất và điểm giữa cạnh trên của gót tất.
1.2.6. Chiều rộng bàn tất, theo chiều hàng vòng là khoảng cách tính bằng cm giữa cột vòng ngoài cùng của phần mu và gen bàn chân của tất, khi trải phẳng và đo ở giữa bàn chân của tất.
2. Dụng cụ thử
- Thước đo độ dài có vạch chia tới mm.
- Bàn phẳng và nhẵn
3. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
3.1 Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 2600-78
3.2. Trước khi đo, giữ mẫu trong điều kiện khí hậu quy định của TCVN 1748-86 không ít hơn 24 giờ
4 Tiến hành thử
4.1. Trải mẫu trên bàn phẳng, sao cho mẫu không bị kéo căng, không có nếp gấp và bị nhăn.
4.2. Dùng thước đo các kích thước cơ bản như quy định ở điều 1.2, chính xác tới mm
5. Tính toán kết quả
Từ kết quả đo được trên tất cả các mẫu thử. Tính giá trị trung bình riêng từng kích thước.
6. Biên bản thử
Biên bản thử gồm các nội dung sau:
- Số hiệu tiêu chuẩn áp dụng để thử
- Ký hiệu và thông số kỹ thuật của mẫu
- Phương án lấy mẫu
- Kết quả thử
- Ngày thực hiện thí nghiệm
- Tên cơ quan và người thực hiện thí nghiệm
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5098:1990 về Bít tất - Phương pháp xác định độ nén cổ chun
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5099:1990 về Bít tất - Phương pháp xác định độ dãn của bàn tất khi kéo
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5100:1990 về Bít tất - Phương pháp xác định độ bền mài mòn
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5101:1990 về Bít tất - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước của bàn tất sau khi giặt
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5098:1990 về Bít tất - Phương pháp xác định độ nén cổ chun
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5099:1990 về Bít tất - Phương pháp xác định độ dãn của bàn tất khi kéo
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5100:1990 về Bít tất - Phương pháp xác định độ bền mài mòn
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5101:1990 về Bít tất - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước của bàn tất sau khi giặt
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1748:1986 về Vật liệu dệt - Điều kiện khí hậu quy định để thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5097:1990 về Bít tất - Phương pháp xác định kích thước do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN5097:1990
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 28/11/1990
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực