Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5009:1989
(ISO 6663 - 1983)
TỎI
HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN LẠNH
Cơ quan biên soạn:
+ Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
+ Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.
Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt:
+ Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
+ Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.
Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.
Quyết định ban hành số 715/QĐ ngày 27 tháng 12 năm 1989
TỎI
HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN LẠNH
Garlic
Guide to cold storage
Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 6663 - 1983 quy định phương pháp bảo quản lạnh để có thể giữ tỏi (Allium satiwim Linnaeus) ở trạng thái tươi.
I. ĐIỀU KIỆN THU HOẠCH VÀ ĐƯA VÀO KHO
1.1. Thu hoạch.
Tỏi đễ bảo quản được thu hoạch khi đầu lá bắt đầu chuyển sang màu vàng và khối lượng củ không tăng lên nữa. Củ phải hình thành tốt, chín sinh lý, vỏ bảo vệ ở bên ngoài khô và có màu đặc trưng.
Việc thu hoạch cần tiến hành trong thời tiết khô và trong thời gian ngắn.
1.2. Đặc trưng chất lượng để bảo quản.
Chỉ bảo quản những “thứ” (cây trồng) tỏi có khả năng giữ gìn lâu dài. Tỏi để bảo quản lạnh phải nguyên củ, chắc khô, sạch, chín, nhưng không có mầm, không mang mầm bệnh và sâu hại ngoài đồng hoặc trong kho (giun tròn và rệp).
1.3. Cách xử lý.
Sau khi thu hoạch, tỏi phải được làm khô. Công việc này được bắt đầu từ ngoài đồng và được tiếp tục ở trong kho. Việc khử trùng củ bằng bromometan chỉ được phép đối với tỏi dùng làm giống.
1.4. Đưa vào kho.
Tỏi không được xếp vào kho cùng với sản phẩm khác (trừ hành). Các kho chỉ được chất đầy trong một thời gian ngắn.
1.5. Phương pháp bảo quản.
Tỏi được bao gói để bảo quản trong các hộp, các khay hộp (các hộp có thể xếp trên khay), các thùng chứa mắt lưới kim loại hay trong các bao tải có thể xếp trên khay.
Các bao tải được chứa sao cho đảm bảo thông khí. Các bao kiện phải nguyên vẹn, sạch và được khử trùng. Khay hộp hoặc bao tải đặt trên khay có thể được xếp chồng 5 hoặc 6 tầng, trường hợp các hộp xếp chồng trên khay đến 8 hoặc 9 tầng, phải để lại khoảng trống để lưu thông không khí theo tất cả các hướng.
Phải để lại một khoảng trống chừng 1,50 m ở cả phía dưới và phía trên chồng hàng.
II. ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN TỐI ƯU
2.1. Nhiệt độ.
Tỏi được làm khô ở trong kho ở nhiệt độ từ 20 đến 30oC trong thời gian từ 8 đến 10 ngày. Sau đó phải hạ nhiệt độ xuống 0oC và duy trì nhiệt độ này trong suốt quá trình bảo quản, chênh lệch nhiệt độ không vượt quá ± 0,5oC.
2.2. Độ ẩm tương đối.
Khi làm khô và trong quá trình bảo quản, độ ẩm tương đối của không khí phải được duy trì trong khoảng từ 65 đến 70%.
2.3. Lưu thông không khí.
Lưu thông không khí phải được duy trì thường xuyên để đảm bảo nhiệt độ đồng đều.
2.4. Thời hạn bảo quản
Thời hạn bảo quản thay đổi từ 130 đến 220 ngày tùy theo “thứ” (cây trồng) của loài tỏi và phương pháp canh tác. Điều kiện của sản phẩm bảo quản phải được kiểm tra 7 hoặc 10 ngày một lần.
2.5. Thao tác khi kết thúc bảo quản.
Khi chuyển khỏi buồng lạnh, tỏi phải được làm ẩm từ từ để tránh làm ngưng lạnh hình thành trên bề mặt sản phẩm.
Nếu có yêu cầu, tỏi được phân loại theo chất lượng.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5009:1989 (ISO 6663 - 1983)
- Số hiệu: TCVN5009:1989
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 27/12/1989
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra