Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4996-2 : 2008

ISO 7971-2 : 1995

NGŨ CỐC - XÁC ĐỊNH DUNG TRỌNG, CÒN GỌI LÀ "KHỐI LƯỢNG TRÊN 100 LÍT" - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THÔNG THƯỜNG

Cereals - Determination of bulk density, called "mass per hectolitre" - Part 2: Routine method

Lời nói đầu

TCVN 4996-2:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 7971-2:1995;

TCVN 4996-2:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 4996 (ISO 7971) Ngũ cốc - Xác định dung trọng, còn gọi là "khối lượng trên 100 lít" gồm các phần sau đây:

- TCVN 4996-1:2008 (ISO 7971-1:2003) Ngũ cốc - Xác định dung trọng, còn gọi là "khối lượng trên 100 lít" - Phần 1: Phương pháp chuẩn;

- TCVN 4996-2:2008 (ISO 7971-2:1995) Ngũ cốc - Xác định dung trọng, còn gọi là "khối lượng trên 100 lít" - Phần 2: Phương pháp thông thường.

 

NGŨ CỐC - XÁC ĐỊNH DUNG TRỌNG, CÒN GỌI LÀ "KHỐI LƯỢNG TRÊN 100 LÍT" - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THÔNG THƯỜNG

Cereals - Determination of bulk density, called "mass per hectolitre" - Part 2: Routine method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thường xuyên để xác định dung trọng, còn gọi là "khối lượng trên 100 l", của ngũ cốc (bột mì, lúa mạch, yến mạch và lúa mạch đen), bằng ống đong 1l.

CHÚ THÍCH

1) Xác định dung trọng "khối lượng trên 100 l" bằng phương pháp chuẩn được quy định trong TCVN 4996-1:2008 (ISO 7971-1:2003) (xem [1]).

2. Ở các nước khác nhau sử dụng các phương pháp thông thường khác.

2. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1. Khối lượng trên 100 lít (mass per hectolitre)

Tỷ số giữa khối lượng hạt ngũ cốc và thể tích mà nó chiếm chỗ sau khi được rót vào vật chứa trong các điều kiện xác định.

Biểu thị bằng kilôgam trên 100 l ở độ ẩm xác định.

CHÚ THÍCH 3: Dung trọng được mô tả trong tiêu chuẩn này sẽ không được nhầm với "mật độ đóng gói" hoặc tỷ trọng thực của ngũ cốc.

3. Nguyên tắc

Dùng phễu rót mẫu vào vật chứa có dung tích 1 l, sau đó đem cân.

4. Yêu cầu đối với thiết bị và dụng cụ

Sự khác nhau giữa các dụng cụ và các lỗi thao tác trong khi đo có thể xảy ra khi rót hạt vào thùng đo và do cách xếp chặt hạt vào thùng đo.

Để giảm tối thiểu sự khác nhau và sai sót lỗi thì các kích thước khác nhau của dụng cụ và cách rót mẫu sẽ phải được kiểm soát chặt chẽ. Các thiết bị sử dụng và phương pháp tiến hành phải phù hợp với các quy định trong điều này và điều 5 (xem Hình 1).

CHÚ THÍCH 4: Tham khảo khuyến nghị của EC về thiết bị đo dùng để xác định khối lượng chuẩn EEC trên thể tích bảo quản hạt trong Phụ lục II của tài liệu tham khảo [2].

4.1. Ống đong ban đầu

Ống đong ban đầu được làm bằng kim loại và có hình trụ cạnh thẳng, được đóng cuối đáy bằng đĩa đáy phẳng. Thành bên trong có vạch mức hình vòng, cách miệng của ống đong không nhỏ hơn 1 cm và không lớn hơn 3 cm.

CHÚ THÍCH 5: Mục đích của ống đong ban đầu là để kiểm tra phễu (4.2) khi đổ hạt nhằm giảm hoặc loại bỏ lỗi thao tác có thể xảy ra.

Hình 1 - Thiết bị xác định dung trọng của ngũ cốc bằng ống đong 1 l

4.2. Phễu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4996-2:2008 (ISO 7971-2 : 1995) về ngũ cốc - xác định dung trọng, còn gọi là "khối lượng trên 100 lít" - Phần 2: Phương pháp thông thường

  • Số hiệu: TCVN4996-2:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản