TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4847:1989
(ISO 5506-1988)
SẢN PHẨM ĐẬU TƯƠNG
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ URÊ
Soya bean products
Determination of urease activity
Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 5506-1988, áp dụng cho các sản phẩm chế biến từ đậu tương, các sản phẩm chưa nấu kỹ và quy định phương pháp xác định hoạt độ urê cho các sản phẩm có hoạt độ urê trong điều kiện quy định ít hơn 1 mg nitơ từ một gam sản phẩm.
Đối với những sản phẩm có hoạt độ urê cao hơn có thể áp dụng phương pháp này nhưng lượng mẫu cân lấy ít đi (Xem chú thích 1 của 6.2).
1. Định nghĩa
Hoạt độ urê là lượng nitơ amôn tính bằng miligam nitơ giải phóng ra trong một phút từ một gam sản phẩm ở điều kiện quy định.
2. Nguyên tắc
Trộn một lượng mẫu cân với dung dịch đệm urê, sau khi giữ hỗn hợp này trong 30 phút ở 300C, trung hoà lượng amôniac giải phóng ra bằng một lượng dư dung dịch axit clohydric và chuẩn độ ngược bằng dung dịch natri hydroxit thể tích chuẩn (xem 4.3).
3. Lấy mẫu
Lấy mẫu tiến hành theo ISO 5505.
4. Thuốc thử
Tất cả thuốc thử phải có chất lượng tinh khiết phân tích và nước sử dụng phải là nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
4.1. Urê, dung dịch đệm (pH 6,9-7,0) chuẩn bị như sau: Hoà tan 4,45 g dinatri hydrophotphat ngậm hai phân tử nước (Na2HPO4. 2H2O) và 3,4 g kali dihydro photphat (KH2PO4) trong nước và thêm nước đến 1000ml.
Hoà tan 30g urê (NH2CONH2) trong dung dịch đệm. Dung dịch chuẩn bị bằng cách này được bảo quản để sử dụng trong một tháng.
4.2. Axit clohydric, dung dịch 0,1N.
4.3. Natri hydroxit, dung dịch chuẩn thể tích 0,1N.
5. Dụng cụ
Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm thông thường và đặc biệt các loại dưới đây:
5.1. Rây có kích thước lỗ: 200 mm.
5.2. Máy chuẩn độ điện thế1 hoặc máy pH có độ nhậy chính xác đến 0,02 đơn vị pH, kèm theo một buret tự động và máy khuấy từ.
5.3. Bình chuẩn độ
5.4. Bếp cách thuỷ có ổn nhiệt, có thể giữ ở nhiệt độ 30 ± 0,50C.
5.5. ống nghiệm có nút mài, đường kính 18 mm, dài 150 mm.
5.6. Pipet dung tích 10 ml.
5.7. Máy nghiền cho phép nghiền không làm tăng nhiệt độ đáng kể (như máy nghiền bi).
5.8. Đồng hồ bấm giây
5.9. Cân phân tích
6. Tiến hành thử
6.1. Chuẩn bị mẫu thử
Xem ISO 5502-1983 và đặc biệt là điều 5.4.
Sử dụng máy nghiền (5.7) nghiền 10g mẫu để phân tích đến mức lọt hoàn toàn qua rây (5.1).
6.2. Lượng mẫu cân
Cho vào ống nghiệm (5.5) khoảng 0,2 g mẫu thử đã được chuẩn bị theo (6.1), cân chính xác đến 0,1 mg.
* Chú thích:
1) Đối với mẫu có hoạt độ urê cao, có thể giảm
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 10TCN 865:2006 về thức ăn chăn nuôi - khô dầu đậu tương - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-49:2011/BNNPTNT về chất lượng hạt giống đậu tương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 về Nước tương
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8799:2011 về Sản phẩm từ đậu tương – Xác định protein tan trong kali hydroxit 0,2%
- 1Quyết định 2918/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 10TCN 865:2006 về thức ăn chăn nuôi - khô dầu đậu tương - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-49:2011/BNNPTNT về chất lượng hạt giống đậu tương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 về Nước tương
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8799:2011 về Sản phẩm từ đậu tương – Xác định protein tan trong kali hydroxit 0,2%
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4847:1989 (ISO 5506-1988)
- Số hiệu: TCVN4847:1989
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 25/12/1989
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực