CÁP, DÂY DẪN VÀ DÂY MỀM - GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN
Cables, wires, and cords - Marking, packing, carriage and storage
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản các sản phẩm cáp.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các sản phẩm cáp có kết cấu đặc biệt, cáp có điện áp 110 kV và lớn hơn, cũng như cáp có chứa dầu và khí.
Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 3227-81.
1.1. Việc ghi nhãn cho sản phẩm phải được thực hiện trên tang thống của cuộn cáp hoặc trên nhãn hiệu được gắn vào tang trống, vào lõi để quấn cáp hoặc gắn trực tiếp trên vỏ ngoài của cuộn cáp. Vị trí và nội dung ghi nhãn phải được chỉ dẫn trong các tiêu chuẩn cho từng sản phẩm cụ thể.
1.2. Nhãn hiệu vận chuyển phải phù hợp với quy định theo tài liệu pháp quy kỹ thuật hiện hành.
1.3. Trên mặt ngoài của tang trống phải có ký hiệu mũi tên chỉ hướng quay của tang trống khi lăn.
1.4. Trên mặt bên của tang trống phải có dòng chữ: “Không được đặt nằm”.
1.5. Ghi nhãn được phép thực hiện bằng bất kỳ phương pháp nào nhưng phải đảm bảo rõ ràng không bị phai mờ trong quá trình vận chuyển và trong thời gian bảo quản.
2.1 Yêu cầu chung
2.1.1 Tùy thuộc vào chủng loại và chiều dài chế tạo, sản phẩm cáp cần được quấn trên tang trống, quấn trên lõi quấn, quấn thành cuộn hoặc quấn trực tiếp máy quấn ở trong thùng chứa đặc biệt.
Chú thích: Thuật ngữ, định nghĩa đưa ra trong phụ lục.
2.1.2 Khi chọn kích thước của tang trống, lõi quấn, cuộn quấn và thùng chứa cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
1) Đường kính trong của tang trống, lõi quấn, phần giữa của thùng chứa và đường kính trong của cuộn quấn phải không nhỏ hơn đường kính uốn nhỏ nhất cho phép của sản phẩm cáp.
2) Số lượng đoạn cáp trên mỗi tang trống, lõi quấn cũng như trong một cuộn không được lớn hơn ba với cùng chủng loại, cùng mặt cắt hoặc kích thước và điện áp danh định. Chiều dài mỗi đoạn trên tang trống phải được chỉ ra (tính bằng mét) theo tuần tự từ ngoài vào trong.
3) Sản phẩm cáp phải được quấn trên tang trống, trên lõi quấn sao cho không bị rối và không bị nới lỏng và đỡ ra một cách dễ dàng.
Khoảng cách giữa vòng ngoài và mép ngoài của vành không được nhỏ hơn:
- Khi quấn trên tang trống:
50 mm – đối với cáp và dây dẫn:
25 mm – đối với dây quấn
- Khi quấn trên lõi quấn:
5 mm – đối với sản phẩm cáp có đường kính ruột dẫn điện lớn hơn 0,05 mm
3 mm – đối với sản phẩm cáp có đường kính ruột dẫn điện đến 0,05 mm.
2.2. Bao gói sản phẩm cáp quấn trên tang trống
2.2.1 Tang trống dùng với cáp phải được đóng hòm kín bằng gõ. Cho phép không đóng hòm kín nhưng phải bao gói hay bọc kín từng phần nếu trong các tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể cho phép.
2.2.2 Các đầu của dây cáp quấn trên tang trống phải được bảo vệ chống sự xâm thực của hơi ẩm. Phương pháp bảo vệ các đầu dây cáp phải được quy định trong các tiêu chuẩn cho từng sản phẩm cụ thể.
2.2.3 Các đầu của dây cáp phải được cố định lại và thò ra ngoài để có thể thử nghiệm được. Đầu dưới của cáp phải được bảo vệ chống tác động cơ học.
2.3. Bao gói sản phẩm cáp quấn trên lõi quấn.
2.3.1 Lõi quấn cùng với sản phẩm cáp phải được bọc kín không ít hơn hai lớp bằng giấy hoặc màng polivinil-clorit hoặc polietilen.
Chiều rộng của phần bọc phải bằng chiều rộng giữa hai vành của lõi quấn.
2.3.2 Lõi quấn cùng với sản phẩm cáp phải được đựng trong hòm, hộp hoặc thúng có nắp đậy.
2.3.3 Trước khi đưa lõ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5582:1991 (ST SEV 2124-80) về cáp và dây dẫn mềm - Phương pháp xác định chỉ tiêu cơ học của lớp cách điện và vỏ
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5936:1995 (IEC 540 : 1982) về cáp và dây dẫn điện - Phương pháp thử cách điện và vỏ bọc (Hợp chất dẻo và nhựa chịu nhiệt)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3685:1981 về cáp, dây dẫn và dây dẫn mềm - Thuật ngữ và định nghĩa
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5757:1993 về Dây cáp thép - Yêu cầu kỹ thuật chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6610-2:2000 (IEC 60227 – 2 : 1997) về Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh điện đến và bằng 450/750V - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7997:2009 về Cáp điện lực đi ngầm trong đất - Phương pháp lắp đặt
- 1Quyết định 2669/QĐ-BKHCN năm 2008 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5582:1991 (ST SEV 2124-80) về cáp và dây dẫn mềm - Phương pháp xác định chỉ tiêu cơ học của lớp cách điện và vỏ
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5936:1995 (IEC 540 : 1982) về cáp và dây dẫn điện - Phương pháp thử cách điện và vỏ bọc (Hợp chất dẻo và nhựa chịu nhiệt)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3685:1981 về cáp, dây dẫn và dây dẫn mềm - Thuật ngữ và định nghĩa
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5757:1993 về Dây cáp thép - Yêu cầu kỹ thuật chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6610-2:2000 (IEC 60227 – 2 : 1997) về Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh điện đến và bằng 450/750V - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7997:2009 về Cáp điện lực đi ngầm trong đất - Phương pháp lắp đặt
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4766:1989 ( ST SEV 3227-81) về Cáp, dây dẫn và dây mềm - Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN4766:1989
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 25/12/1989
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực