TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4627:1988
MÁY NÔNG NGHIỆP -NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ MẪU
Agriculturals implements - Principles of prototype management
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các mẫu máy móc, thiết bị nông nghiệp khi đưa vào sản xuất hàng loạt ở trong nước hoặc nhập hàng loạt của nước ngoài để cung cấp rộng rãi cho nông nghiệp.
1. Quy định chung
1.1. Tiêu chuẩn này ban hành nhằm đảm bảo trang bị cho nông nghiệp những máy móc, thiết bị đúng quy cách, có chất lượng và sử dụng có hiệu quả cao.
1.2. Đối tượng quản lý mẫu bao gồm các máy động lực, máy công tác và các mẫu công cụ nửa cơ khí phức tạp đòi hỏi điều kiện an toàn lao động cao (như bơm thuốc trừ sâu dùng sức người …) phục vụ trồng trọt, chăn nuôi và sơ chế bảo quản nông sản quy mô nhỏ.
1.3. Nội dung quản lý mẫu bao gồm: quản lý quy cách mẫu máy theo yêu cầu kỹ thuật nông nghiệp, quản lý chế tạo và nhập theo mẫu máy và quản lý kỹ thuật sử dụng máy.
1.4. Việc quản lý mẫu máy được phân cấp cụ thể như sau:
- Các cơ quan nông nghiệp, công nghiệp, khoa học kỹ thuật trung ương có trách nhiệm quản lý các mẫu máy, nhập của nước ngoài của Trung ương và địa phương và các mẫu máy chế tạo trong nước để phổ biến rộng rãi trong nông nghiệp cả nước hoặc một vùng sản xuất lớn.
- Các cơ quan nông nghiệp, công nghiệp, khoa học kỹ thuật cấp tỉnh (hoặc thành phố) có trách nhiệm quản lý mẫu máy do công nghiệp địa phương chế tạo và phổ biến trong phạm vi tỉnh (hoặc thành phố).
2. Quy định về quản lý quy cách mẫu máy nông nghiệp
2.1. Ngành nông nghiệp có trách nhiệm chọn mẫu máy móc dùng trong nông nghiệp.
2.2. Các mẫu máy nông nghiệp do các tổ chức và cá nhân thiết kế và chế tạo ở trong nước hoặc nhập của nước ngoài trước khi phổ biến hàng loạt trong khu vực nông nghiệp cả nước hay ở một địa phương đều phải qua thủ tục tuyển chọn, khảo nghiệm để xác định quy cách, các thông số cơ bản, tính năng, tác dụng, phạm vi và điều kiện sử dụng phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của sản xuất nông nghiệp nước ta.
2.3. Các mẫu máy phổ biến trong nông nghiệp cả nước hay một vùng sản xuất lớn, phải qua tuyển chọn, khảo nghiệm cấp Nhà nước. Các mẫu máy chỉ phổ biến trong nông nghiệp địa phương, phải qua tuyển chọn, khảo nghiệm cấp tỉnh (hoặc thành phố).
2.4. Tổ chức khảo nghiệm cấp Nhà nước được giao cho cơ quan khảo nghiệm chuyên trách của ngành nông nghiệp ở Trung ương, còn khảo nghiệm cấp tỉnh (hoặc thành phố) thì do cơ quan khoa học tỉnh (hoặc thành phố) chủ trì có sự tham gia của các ngành có liên quan cùng cấp.
Các kết quả khảo nghiệm phải đưa ra hội đồng khoa học các cấp của ngành nông nghiệp xem xét, kết luận và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tuyển chọn tùy theo nội dung và tính chất của mẫu máy khảo nghiệm.
2.5. Việc khảo nghiệm tuyển chọn mẫu máy phải thực hiện nghiêm túc mọi thủ tục và phương pháp khảo nghiệm theo TCVN đã ban hành.
Mẫu máy qua khảo nghiệm đạt yêu cầu và tiêu chuẩn sẽ có quyết định công nhận mẫu được cấp giấy chứng chỉ kỹ thuật của cấp có thẩm quyền, có giá trị trong cả nước, trong một vùng sản xuất lớn, trong một tỉnh (hoặc thành phố), được phép sản xuất hàng loạt trong nước hoặc nhập hàng loạt của nước ngoài, nếu sản xuất nông nghiệp có yêu cầu.
3. Quy định về quản lý chế tạo và nhận máy nông nghiệp.
3.1. Các cơ quan có trách nhiệm ở Trung ương và cấp tỉnh (hoặc thành phố) chỉ đưa vào kế hoạch cấp vốn và vật tư để sản xuất hoặc nhập hàng loạt máy nông nghiệp theo mẫu đã được khảo nghiệm, tuyển chọn ở cấp Nhà nước và cấp tỉnh (thành phố) có quyết định chính thức công nhận mẫu của cấp có thẩm quyền.
3.2. Đối với các máy móc sản xuất hàng loạt ở trong nước, các cơ sở chế tạo trong và ngoài ngành nông nghiệp phải chế tạo đúng thiết kế mẫu máy đã chọn, theo đúng TCVN về chế tạo máy.
Nếu vì điều kiện không đảm bảo vật tư đúng quy cách theo thiết kế, cho phép cơ sở
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5390:1991 về máy nông nghiệp - máy cày lưỡi diệp treo - thông số và kích thước cơ bản
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4062:1985 về máy nông nghiệp khớp bảo vệ của truyền động xích và băng tải - kiểu và kích thước cơ bản do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4297:1986 về máy nông nghiệp - bánh lồng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5038:1989 về máy nông nghiệp - danh mục chỉ tiêu chất lượng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6818-5:2010 (ISO 4254-5:2008) về máy nông nghiệp – an toàn - phần 5: máy làm đất dẫn động bằng động cơ
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6818-8:2010 về máy nông nghiệp - An toàn - Phần 8: Máy rắc phân thể rắn
- 1Quyết định 2844/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5390:1991 về máy nông nghiệp - máy cày lưỡi diệp treo - thông số và kích thước cơ bản
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4062:1985 về máy nông nghiệp khớp bảo vệ của truyền động xích và băng tải - kiểu và kích thước cơ bản do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4297:1986 về máy nông nghiệp - bánh lồng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5038:1989 về máy nông nghiệp - danh mục chỉ tiêu chất lượng
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6818-5:2010 (ISO 4254-5:2008) về máy nông nghiệp – an toàn - phần 5: máy làm đất dẫn động bằng động cơ
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6818-8:2010 về máy nông nghiệp - An toàn - Phần 8: Máy rắc phân thể rắn
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4627:1988 về máy nông nghiệp - nguyên tắc quản lý mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN4627:1988
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1988
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực