CÁNH KIẾN ĐỎ VÀ SẢN PHẨM - PHƯƠNG PHÁP THỬ
Sticklac and Its products test methods
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chất lượng của nhựa cánh kiến đỏ, sitlắc và senlắc các loại.
1.1. Định nghĩa
1.1.1. Lô hàng đồng nhất là lượng hàng hóa cùng tên gọi (nhựa cánh kiến đỏ, sitlắc…), cùng hàng chất lượng đóng gói trong cùng loại bao bì (hoặc bảo quản rời trong cùng một kho), được giao nhận cùng một thời gian và không quá 200 kiện.
1.1.2. Mẫu ban đầu là lượng mẫu lấy được ở một vị trí của mỗi kiện hàng được chỉ định lấy mẫu.
1.1.3. Mẫu riêng là lượng mẫu bao gồm tất cả các mẫu ban đầu của mỗi kiện hàng.
1.1.4. Mẫu chung là mẫu bao gồm tất cả các mẫu riêng của lô hàng.
1.1.5. Mẫu trung bình là mẫu được thành lập từ mẫu chung theo nguyên tắc phân mẫu và dùng để xác định các chỉ tiêu chất lượng hóa lý của lô hàng.
1.1.6. Mẫu thỏa thuận là mẫu được chấp nhận giữa người mua và người bán về các chỉ tiêu cảm quan của lô hàng (màu sắc, độ sạch, dạng bên ngoài…)
1.2. Tiến hành lấy mẫu.
1.2.1. Lấy mẫu ngẫu nhiên các kiện hàng trong lô theo quy định sau:
- Dưới 5 kiện: lấy tất cả các kiện
- 5 ¸ 100 kiện: lấy 5 kiện cộng với 5% số kiện trong lô
- 100 ¸ 200 kiện: Lấy 10 kiện cộng với 3% số kiện trong lô
1.2.2. Mỗi kiện lấy 3 mẫu ban đầu ở 3 vị trí khác nhau với khối lượng sao cho khối lượng mẫu chung không nhỏ hơn 5 kg.
Với các kiện bi kết cục, dùng đục hoặc dụng cụ phù hợp để lấy mẫu ban đầu tuân theo nguyên tắc trên.
1.2.3. Đấu trộn các mẫu ban đầu của từng kiện để lắp mẫu riêng, trộn các mẫu riêng để lập mẫu chung của lô, mẫu chung của lô có khối lượng không nhỏ hơn 5kg.
1.2.4. Phân mẫu theo nguyên tắc chia chéo để lập mẫu trung bình, khối lượng mẫu trung bình không nhỏ hơn 1kg. Nghiền nhỏ mẫu trung bình, đổ nhanh vào lọ nút mài có ghi nhãn với nội dung:
- Người có cơ quan lấy mẫu;
- Thời gian và địa điểm lấy mẫu;
- Thời gian và địa điểm lấy mẫu;
- Tên sản phẩm, số ký hiệu và cỡ lô;
- Tên cơ sở sản xuất
1.2.5. Tùy theo điều kiện, mẫu thỏa thuận «được lấy riêng (trước trong hoặc sau khi giao nhận) cỡ mẫu cũng như thủ tục lấy mẫu theo sự thỏa thuận giữa các bên giao nhận.
1.3. Chuẩn bị mẫu
1.3.1. Nghiền nhanh mẫu trung bình cho lọt sàng có đường kính lỗ 2mm. Với mẫu lấy ở các lô bị kết cục, có thể nghiền cho qua sàng có đường kính lỗ 6,3mm, sau đó nghiền tiếp tục cho qua sàng có đường kính lỗ 2mm.
1.3.2. Tiếp tục nghiền mẫu cho tới khi qua rây có đường kính lỗ 0,42mm, trộn kỹ và cho nhanh vào lọ thủy tinh mẫu, nút mài đã ghi sẵn ký hiệu để tránh lầm lẫn khối lượng mẫu mỗi lọ khoảng 250g. Mẫu đã chuẩn bị được bảo quản ở nơi thoáng, mát và không để quá 4 giờ với chỉ tiêu chất bay hơi và 24 giờ với các chỉ tiêu chất lượng khác.
2.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu cảm quan
2.1.1. Các chỉ tiêu cảm quan (dạng bên ngoài, màu sắc, độ sạch) được xác định ngay trên lô hàng bằng mắt thường trước khi lấy mẫu (1.2) trường hợp không đạt được sự thống nhất chung lấy mẫu và bao gói mẫu để thử cảm quan bằng hai lớp túi pôliêtilen, chuyển mẫu về phòng thí nghiệm và tiến hành xác định như sau:
2.1.2. Dụng cụ vào phương tiện thử
- Phòng xác định có đủ độ sáng (tự nhiên hoặc nhân tạo)
- Khay men trắng
- Dao mỏng, sắc
- Kính lúp có độ phóng đại 10 lần
- Cặp sắt (panh)
2.1.3. Tiến hành thử
Dàn mẫu thử trên khay men trắng, dùng mắt thường quan sát để xác định mầu sắc và
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4342:1986 về Cánh kiến đỏ và sản phẩm - Phương pháp thử
- Số hiệu: TCVN4342:1986
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1986
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực