TCVN 4288 - 86
Platform scales 500 kilogrammes
Tiêu chuẩn này áp dụng cho cân bàn lưu động kiểu đòn bẩy có thang đo, dùng kèm quả cân tỷ lệ (được gọi là cân bàn tỷ lệ), hoặc không dùng kèm quả cân tỷ lệ (được gọi là cân bàn quả đẩy), với mức cân lớn nhất Pmax bằng 500 kg để cân các tải trọng khác nhau.
1.THÔNG SỐ VÀ KÍCH THƯỚC CƠ BẢN
Các thông số và kích thước cơ bản của cân phải theo bảng 1
Bảng 1
Tên các thông số và kích thước cơ bản | Giá trị định mức, kg | |
Cân bàn quả đẩy | Cân bàn tỷ lệ | |
Phạm vi cân | 25 ÷ 500 | |
Giá trị lớn nhất của thang Thang thước chính Thang thước phụ |
500 20 |
50 hoặc 20 - |
Giá trị phân độ của thang Thang thước chính Thang thước phụ |
20 0,2 |
0,2 hoặc 0,1 - |
2.1 Yêu cầu về đo lường
2.1.1 Sai số cho phép của cân phải phù hợp với các giá trị cho trong TCVN 1969 – 77; Cân bàn. Quy trình kiểm định.
2.1.2 Độ không trung thành khi không tải không được vượt quá ± 25g. Độ không trung thành ở một mức cân bất kỳ không được vượt quá 1/2 sai số cho phép ở mức cân đó.
2.1.3 Độ nhạy của cân ở tất cả các mức cân phải sao cho khi thay đổi khối lượng của vật cân một đại lượng bằng sai số cho phép thì kim thăng bằng lệch đi một khoảng không nhỏ hơn 2mm.
2.1.4 Cân phải làm việc bình thường ở nhiệt độ của môi trường xung quanh từ 0 0C đến + 50 0C và độ ẩm tương đối trên toàn bộ khoảng nhiệt độ đó là từ 30 đến 90 %.
2.2 Yêu cầu về vật liệu và gia công
2.2.1 Cân được chế tạo bằng kim loại. Đối với các chi tiết quan trọng phải chọn loại kim loại phù hợp với tính năng và yêu cầu của từng chi tiết. Đối với các chi tiết không ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật đo lường được phép chế tạo bằng các loại vật liệu khác.
2.2.2 Đối với các chi tiết phải hàn, các mối hàn phải đảm bảo bền, chắc không được có các vết cháy xuyên qua tạo thành lỗ (điểm cháy thủng), không bị nứt, vặn và phân lớp. Mối hàn phải có bề mặt dạng thớ vảy đồng đều theo toàn bộ chiều dài của mối hàn.
Chiều cao các gợn không được quá 1mm.
Đoạn chuyển tiếp từ mối hàn sang kim loại cơ bản phải đều.
Sau khi hàn các mối hàn phải được làm sạch. Cho phép làm sạch bằng cơ học các chỗ lồi và mối quá dày, nhưng không ảnh hưởng đến độ bền của mối hàn. Không được phép là nguội mối hàn.
2.2.3 Độ lệch giới hạn cho các kích thước tự do của các chi tiết gia công cơ phải tương đương cấp chính xác 15 đối với kích thước dài và cấp chính xác 13 đối với đường kính, theo TCVN 2244-77.
2.2.4 Sau khi gia công cơ, tất cả các chi tiết và mối nối không được có các cạnh sắc, các rìa sờm (ba via), các vảy sước, vết lõm, vết khắc sâu và các khuyết tật khác làm xấu chất lượng của chi tiết và mối nối.
2.2.5. Ren phải đều. Chỗ đứt đoạn, mẻ và cháy ren không được phép quá 10% số vòng ren, trong đó ở một vòng ren không được quá 1/3 chiều dài của vòng.
2.2.6 Tất cả các chi tiết, bộ phận của cân làm bằng thép cả mặt trong lẫn mặt ngoài đều phải có lớp bảo vệ (sơn, mạ, nhuộm, v.v…) để chống gỉ, trừ các mặt làm việc của dao, gối, má chắn và nút chì. Lớp bảo vệ phải đảm bảo mỹ thuật, bền chắc, đều khắp, không bị rộp tróc.
2.2.7 Các chi tiết của hệ thống đòn cân phải được chế tạo bằng thép cán.
2.2.8 Các chi tiết riêng lẻ của kết cấu kim loại có thể được uốn nắn trước khi lắp ráp.
Độ lồi và độ phồng của c
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4288:1986 về Cân bàn 500 kilogam do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN4288:1986
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 04/09/1986
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 29/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực