QUẠT ĐIỆN SINH HOẠT - YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Fans for domestic use - Safety requirements and test methods
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn và kết quả của các loại quạt điện sinh hoạt và phương pháp thử cho các loại quạt điện sinh hoạt (Quạt bàn, quạt đứng, quạt trần, v.v...) dùng điện xoay chiều và một chiều với điện áp danh định không vượt quá 250V.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại quạt điện dùng trong công nghiệp, trong các phương tiện giao thông và trong các điều kiện đặc biệt... Một số thuật ngữ và định nghĩa cho trong phụ lục.
1.1 Yêu cầu chung
1.1.1. Quạt điện sinh hoạt cần phải được thiết kế chế tạo đảm bảo làm việc chắc chắn, an toàn, không gây nên nguy hiểm cho người sử dụng và môi trường xung quanh.
1.1.2. Quạt điện sinh hoạt cần phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này và TCVN 3144-79.
1.2. Yêu cầu an toàn về điện
1.2.1. Quạt bàn, quạt đứng và hộp đổi tốc quạt trần nên được chế tạo với cấp bảo vệ chống điện giật là cấp bảo vệ II.
1.2.2. Kết cấu của quạt phải đảm bảo bảo vệ chống chạm ngẫu nhiên vào các bộ phận mang điện.
Quạt điện chế tạo theo cấp bảo vệ II, ngoài yêu cầu trên còn phải được bảo vệ chống chạm ngẫu nhiên vào các bộ phận kim loại được cách ly với bộ phận mang điện chỉ bằng cách điện chính.
Sợi êmay, sợi bông, vải, màng ôxit phủ lên các bộ phận kim loại không được coi là những lớp bảo vệ có đủ khả năng để tránh chạm ngẫu nhiên vào các bộ phận mang điện.
1.2.3. Ở các quạt điện cấp bảo vệ II, không được nối tụ điện vào các chi tiết bằng kim loại mà người có thể chạm tới. Nếu vỏ tụ điện bằng kim loại thì phải có cách điện phụ để cách ly với các chi tiết kim loại mà người có thể chạm tới.
1.2.4. Quạt điện cấp bảo vệ II phải được thiết kế sao cho khoảng cách đường rò và khe hở không khí trên toàn bộ các phần có cách điện phụ và cách điện tăng cường, trong quá trình làm việc không thể bị giảm xuống dưới trị số nhỏ nhất quy định ở điều 1.5.
1.2.5. Các nút, phím ấn, cần gạt, tay xách... để đóng cắt điện, điều chỉnh tốc độ, điều chỉnh hướng gió, vị trí... không được phép mang điện khi hỏng cách điện ở bộ phận mang điện. Nếu các chi tiết này làm bằng kim loại và có thể bị mang điện khi cách điện của bộ phận mang điện hỏng, thì chúng phải được bọc bằng vật liệu cách điện.
1.2.6. Gỗ, vải, bông, giấy thông thường... hoặc các loại vật liệu thớ sợi tương tự không được sử dụng làm vật liệu cách điện khi chưa được ngâm, tẩm.
Chú thích: Amiăng được coi là vật liệu thớ sợi.
1.2.7. Cách điện tăng cường chỉ được sử dụng ở những chỗ đưa đẩy vào, ra, công tắc, phím bấm, bộ điều khiển tốc độ hướng gió....
1.3. Độ bền điện, điện trở cách điện, dòng điện dò.
1.3.1. Sau khi đo điện trở (điều 4.2) cách điện của quạt phải chịu được điện áp thử nghiệm hình sin có tần số 50Hz hoặc 60Hz trong thời gian một phút trị số của điện áp thử và điểm đặt của điện cực thử được quy định như sau:
- 1500 V đối với cách điện chính.
- 2500 V đối với cách điện phụ.
- 4000 V đối với cách điện tăng cường.
- 1500 V giữa các bộ phận có điện thuộc cực tính khác nhau.
- 2500 V giữa các vỏ kim loại hoặc nắp che bằng kim loại được lót dùng bằng vật liệu cách điện và tấm kim loại tiếp xúc với một trong các lớp lót, nếu khoảng cách giữa phần có điện và các vỏ hay nắp kim loại này đo qua lớp lót nhỏ hơn khoảng cách khe hở không khí quy định ở điều 1.5.2.
- 2500 V giữa tấm kim loại tiếp xúc với tay cầm nút ấn, phím ấn, chi tiết kẹp giữa và các chi tiết tương tự, với trục của chúng, nếu các trục này có thể bị mạng điện khi hỏng cách điện.
- 2500 V giữa thân với hoặc là tấm kim loại bao bọc xung quanh cáp mềm cung cấp điện, hoặc lõi bên trong ống lót, các bộ phận chắn,
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-80:2007 (IEC 60335-2-80:2005) về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - an toàn - Phần 2-80: yêu cầu cụ thể đối với quạt điện
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1444:1994 về quạt trần
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4265:1994 về quạt bàn
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4264:1994 về Quạt điện sinh hoạt - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1445:1973 về quạt bàn
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1444:1973 về Quạt trần
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4262:1986 về Quạt trần - Trục, khớp nối, ống treo - Kích thước cơ bản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4263:1986 về Quạt trần - Cánh - Kích thước cơ bản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4266:1986 về Quạt bàn - Cánh - Kích thước cơ bản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4267:1986 về Quạt bàn - Bộ chuyển hướng - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4268:1986 về Quạt bàn - Bộ đổi tốc độ - Phân loại và kích thước cơ bản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4269:1986 về Quạt bàn - Bạc đỡ trục do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4270:1986 về Quạt bàn - Trục động cơ - Kích thước cơ bản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7826:2007 về Quạt điện - Hiệu suất năng lượng
- 15Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7827:2007 về Quạt điện - Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-80:2007 (IEC 60335-2-80:2005) về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - an toàn - Phần 2-80: yêu cầu cụ thể đối với quạt điện
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1444:1994 về quạt trần
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4265:1994 về quạt bàn
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4264:1994 về Quạt điện sinh hoạt - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1611:1975 về Các thử nghiệm ảnh hưởng của yếu tố khí hậu - Thử nghiệm nóng ẩm không đổi do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1445:1973 về quạt bàn
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1444:1973 về Quạt trần
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4262:1986 về Quạt trần - Trục, khớp nối, ống treo - Kích thước cơ bản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4263:1986 về Quạt trần - Cánh - Kích thước cơ bản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4266:1986 về Quạt bàn - Cánh - Kích thước cơ bản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4267:1986 về Quạt bàn - Bộ chuyển hướng - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4268:1986 về Quạt bàn - Bộ đổi tốc độ - Phân loại và kích thước cơ bản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4269:1986 về Quạt bàn - Bạc đỡ trục do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 14Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4270:1986 về Quạt bàn - Trục động cơ - Kích thước cơ bản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 15Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7826:2007 về Quạt điện - Hiệu suất năng lượng
- 16Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7827:2007 về Quạt điện - Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng
- 17Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3144:1979 về Sản phẩm kỹ thuật điện - Yêu cầu chung về an toàn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4264:1986 về Quạt điện sinh hoạt - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử
- Số hiệu: TCVN4264:1986
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1986
- Nơi ban hành: Bộ Bưu chính Viễn thông
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực