TRUYỀN ĐỘNG THANH RĂNG DUNG SAI
Rack - and - pinion gear pairs
Tolerances
Tiêu chuẩn này áp dụng cho bộ truyền thanh răng bao gồm bánh răng trụ, răng thẳng hoặc răng nghiêng và thanh răng có prôfin gốc theo TCVN 1065-71 môđun từ 1 đến 40 mm, chiều dày vành răng đến 630 mm, độ chính xác bánh răng theo TCVN 1067-71.
1. CẤP CHÍNH XÁC VÀ DẠNG ĐỐI TIẾP
1.1. Quy định 12 cấp chính xác của thanh răng và bộ truyền thanh răng. Các cấp chính xác được ký hiệu bằng các chữ số A rập theo thứ tự chính xác giảm dần: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12.
Chú thích: Đối với cấp chính xác 1 và 2, chưa quy định dung sai và sai lệch giới hạn. Những cấp chính xác này giành cho sự phát triển trong tương lai.
1.2. Mỗi cấp chính xác của thanh răng và bộ truyền thanh răng bao gồm: mức độ chính xác động học, mức làm việc êm và mức tiếp xúc mặt răng.
1.3. Cho phép phối hợp các mức chính xác động học, mức làm việc êm và mức tiếp xúc mặt răng của thanh răng và bộ truyền thanh răng có cấp chính xác khác nhau.
1.4. Khi phối hợp giữa các mức có cấp chính xác khác nhau, mức làm việc êm không được cao hơn hai cấp hoặc thấp hơn một cấp so với mức chính xác động học, mức tiếp xúc mặt răng không được thấp hơn mức làm việc êm. Cấp chính xác của bánh răng trong bộ truyền thanh răng theo mức chính xác làm việc êm không được thấp hơn cấp chính xác của thanh răng theo mức chính xác tương ứng.
1.5. Quy định 6 dạng nối tiếp của bánh răng với thanh răng độc lập đối với các cấp chính xác của bánh răng, thanh răng và bộ truyền thanh răng A, B, C, D, E, H và 5 dạng dung sai Tjn cho các khe hở mặt răng a, b, c, d, h. Các ký hiệu về dạng nối tiếp và dung sai khe hở mặt răng được viết theo trình tự giảm dần của khe hở mặt răng và dung sai khe hở mặt răng.
Độ hở mặt răng cần thiết và dung sai của nó đối với các dạng nối tiếp khác nhau, được nêu trên hình vẽ.
Bảng 1 giới thiệu sử dụng các dạng nối tiếp của thanh răng và bộ truyền thanh răng theo các cấp chính xác.
Dạng đối tiếp | Đối với các cấp chính xác bộ truyền |
A B C D E H | 3 - 12 3 - 10 3 - 9 3 - 8 3 - 7 3 - 7 |
Chú thích: Dạng đối tiếp B bảo đảm trị số khe hở nhỏ nhất khi không xảy ra hiện tượng kẹt trong bộ truyền thanh răng được chế tạo bằng gang hoặc thép do sự nung nóng và hiệu nhiệt độ giữa bánh răng, thanh răng với vỏ hộp là 25o
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1990:1977 về Truyền động bánh răng trụ môđun nhỏ - Răng thẳng và răng nghiêng - Kiểu, thông số và kích thước cơ bản
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1991:1977 về Truyền động bánh răng côn - Thông số cơ bản
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2258:1977 về Truyền động bánh răng trụ thân khai - Prôfin gốc
- 1Quyết định 2924/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1067:1971 về Truyền động bánh răng trụ - Độ chính xác
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1990:1977 về Truyền động bánh răng trụ môđun nhỏ - Răng thẳng và răng nghiêng - Kiểu, thông số và kích thước cơ bản
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1991:1977 về Truyền động bánh răng côn - Thông số cơ bản
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2258:1977 về Truyền động bánh răng trụ thân khai - Prôfin gốc
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1809:1976 về Tài liệu thiết kế – Quy tắc trình bày bản vẽ chế tạo thanh răng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2259:1977 về Truyền động thanh răng - Dung sai
- Số hiệu: TCVN2259:1977
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1977
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực