Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2231-78

MÁY ĐIỆN QUAY. XÁC ĐỊNH MÔMEN QUÁN TÍNH PHẦN QUAY - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Electrical rotary mach - ines. Determination of moment of inertia of rotary part. Test methods

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy điện quay và quy định các phương pháp xác định momen quán tính phần quay của chúng

1. ĐƠN VỊ ĐO

Đơn vị đo momen quán tính phần quay là kilôgam mét bình phương (kg.m2).

2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MOMEN QUÁN TÍNH

Để xác định momen quán tính, dùng các phương pháp sau:

- Dao động xoắn.

- Con lắc phụ.

- Tự hãm.

2.1. Phương pháp các dao động xoắn, được ưu tiên dùng để xác định momen quán tính phần quay của các máy có công suất dưới 100 kW.

Phần quay cần được treo trên dây bằng kim loại hay bằng vật liệu có độ bền cao và có cấu trúc đẳng hướng như trong hình 1. Đường kính và chiều dài dây được chọn sao cho chu kỳ của các dao động xoắn T không nhỏ hơn 1s. Độ bền cơ của dây phải tương ứng với khối lượng phần quay. Điểm treo phải nằm chính xác trên trục quay của nó.

Tạo cho phần quay các dao động xoắn và xác định chu kỳ T của nó. Độ lệch góc về một phía không quá 250C.

Xác định chu kỳ dao động xoắn Tc của mẫu chuẩn cũng bằng phương pháp và sợi dây kể trên. Momen quán tính của mẫu chuẩn được xác định bằng cách tính toán theo công thức đã biết trong cơ học. Momen quán tính của phần quay đem thử, được xác định theo công thức sau:

I = Ic . ()2;                             (1)

Trong đó:

I - Momen quán tính phần quay đem thử, kg.m2;

lc - Momen quán tính của mẫu chuẩn, kg.m2;

T - Chu kỳ dao động phần quay đem thử, s;

Tc - Chu kỳ dao động mẫu chuẩn, s;

Mẫu chuẩn có momen quán tính được xác định bằng tính, toán, cũng có thể được gắn trên trục của phần quay đem thử như trong hình 2. Trường hợp này momen quán tính của phần quay đem thử được xác định theo công thức:

I =

Trong đó: 1 = Momen quán tính của phần quay đem thử, kg.m2;

Ic - Momen quán tính của mẫu chuẩn, kg.m2;

T - Chu kỳ các dao động của phần quay đem thử, s;

Tc - Chu kỳ dao động của phần quay đem thử và mẫu chuẩn, s;

Các phần quay nặng hơn, có thể được treo bằng hai sợi dây song song, đối xứng với nhau qua trục như hình 3. Chiều dài của dây l và khoảng cách từ dây đến trục của phần quay r phải chọn sao cho chu kỳ dao động xoắn T không nhỏ hơn l s.

Tạo cho phần quay của các dao động xoắn và đo chu kỳ T của chúng.

Ngoài ra, cần phải xác định khối lượng của phần quay m. Momen quán tính của phần quay đem thử được xác định theo công thức:

                      (3)

Trong đó:

I - Momen quán tính của phần quay đem thử, kg.m2;

m - Khối lượng của phần quay đem thử, kg;

r - Khoảng cách từ các dây đến trục của phần quay, m;

l - Chiều dài các dây, m;

T - Chu kỳ dao động xoắn phần quay, s;

G = 9,81 m/s2 - Gia tốc trọng trường quả đất.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2231:1978 về máy điện quay - Xác định momen quán tính phần quay - Phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN2231:1978
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1978
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản