TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 198:1985
KIM LOẠI – PHƯƠNG PHÁP THỬ UỐN
Metals – Method of bending test
Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 198: 1966 và quy định phương pháp xác định khả năng chịu biến dạng dẻo của kim loại và hợp kim được biểu thị bằng góc uốn ở nhiệt độ 20 ±
Tiêu chuẩn này không áp dụng để thử ống,dây kim loại và mối hàn
Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 472 – 78.
1. Kí hiệu
Kí hiệu, quy ước các thông số cho mẫu thử, gối uốn, gối đỡ và các đặc trưng xác định khi thử được nêu trên hình 1 và hình 2 và bảng;
Kí hiệu quy ước | Tên gọi |
a b L I R α α | Chiều dày hay đường kính mẫu thử, mm…. Chiều rộng mẫu thử, mm Chiều dài mẫu thử, mm Khoảng cách giữa các gối tựa hay chiều rộng của khuôn tạo nên độ uốn với rãnh chữ U hay chữ V, mm Bán kính gối đỡ, mm Đường kính gối đỡ uốn giữa, mm Góc uốn, độ |
2. Bản chất của phương pháp
Mẫu thử có mặt cắt ngang hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, đa giác không đổi, được đem biến dạng dẻo bằng cách uốn xung quanh một gối uốn có đường kính xác định, đến một góc uốn xác định hoặc đến khi xuất hiện vết nứt nhờ tác dụng của một ngoại lực có hướng không đổi.
3. Mẫu thử
3.1. Phương pháp lấy mẫu theo phụ lục
3.2. Mẫu thử là các mẫu có mặt cắt ngang tròn, vuông, chữ nhật, đa giác không đổi.
3.3. Mẫu thử hình vuông và chữ nhật cần làm lượn tròn mép bán kính lượn không được vượt quá 1/10 chiều dầy mẫu thử.
3.4. Đối với vật liệu có chiều rộng đến 20mm, chiều rộng mẫu thử lấy bằng chiều rộng ban đầu vật liệu thử. Nếu chiều rộng vật liệu thử lớn hơn 20mm cần cắt ra để lấy chiều rộng mẫu thử từ 20 –50mm đối với sai lệch r 5mm sao cho chiều rộng bằng hai lần chiều dầy mẫu thử. Đối với vật liệu thử có chiều dầy dưới 3mm chiều rộng mẫu thử không vượt quá 20 ± 5mm.
3.5. Chiều dầy mẫu thử
1. Chiều dầy mâu thử bằng chiều dầy ban đầu vật liệu thử. Nếu chiều dầy vật liệu thử vượt quá 25mm thì chiều dầy mẫu thử được giảm đi bằng cách gia công một mặt đến 25mm, khi uốn mặt không gia công đặt về phần bị kéo.
Trừ phương pháp thử trọng tài, có thể dùng mẫu thử có bề dầy và bề rộng lớn hơn.
2. Đường kính mẫu thử có mặt cắt ngang tròn hay đường kính vòng tròn ngoại tiếp của mẫu thử có mặt cắt ngang đa giác lấy bằng đường kính ban đầu (mặt cắt ngang tròn) hay đường kính ban đầu vòng tròn ngoại tiếp (mặt cắt ngang đa giác) của vật liệu thử. Nếu đường kính ban đầu vật liệu thử vượt quá 50mm thì gia công làm giảm đến 20-50mm.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 314:2005 về hàn kim loại - thuật ngữ và định nghĩa
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 197:1985 (ST SEV 471: 1977) về kim loại - phương pháp thử kéo do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3940:1984 về Kim loại - Phương pháp thử kéo ở nhiệt độ cao do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 313:1985 về Kim loại - Phương pháp thử xoắn
- 1Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 314:2005 về hàn kim loại - thuật ngữ và định nghĩa
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 197:1985 (ST SEV 471: 1977) về kim loại - phương pháp thử kéo do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3940:1984 về Kim loại - Phương pháp thử kéo ở nhiệt độ cao do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 198:2008 về Vật liệu kim loại - Thử uốn
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 313:1985 về Kim loại - Phương pháp thử xoắn
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 198:1966 về Kim loại - Phương pháp thử uốn
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 198:1985 (ST SEV 472 – 78) về kim loại – phương pháp thử uốn
- Số hiệu: TCVN198:1985
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1985
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực