Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 189:1996

MÓNG CỌC TIẾT DIỆN NHỎ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
SMALL SECTIONAL PILES - DESIGN STANDARD

1.  Những quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại cọc có chiều rộng tiết diện nhỏ hơn 250 mm, được thi công bằng phương pháp đóng hoặc ép.

1.2. Cọc tiết diện nhỏ có thể sử dụng trong các công trình dân dụng và công nghiệp có tải trọng nhỏ và trung bình, trong việc gia cường nền móng các công trình bị  hư hại do lún hoặc cần cơi nới tầng.

1.3. Không nên sử dụng cọc tiết diện nhỏ trong các công trình với móng  cọc dài cao hoặc công trình chịu tải trọng ngang lớn.

1.4. Đồ án thiết kế cần xét đến ảnh hưởng bất  lợi như chấn động, tiếng ồn, lún ảnh hưởng do công trình xây dựng chen đến các công trình xung quanh.

1.5. Các chú thích và phụ thuộc trong tiêu chuẩn mang tính chất ghi chú, hướng dẫn, kiến nghị nên dùng.

1.6. Định nghĩa một số thuật ngữ, kí hiệu và đơn vị.

Chiều dài cọc L                    : Chiều dài thân cọc, kể từ đầu cọc đến mũi cọc, m

Chiều rộng cọc B                 : Đường kính B của đường tròn nội tiếp với tiết diện thân cọc, cm.

Độ ngàm mũi cọc L1            : Phần chiều dài cọc nằm trong lớp đất chịu lực chủ yếu, m.

Cao độ đầu cọc                   : Cao độ đầu cọc sau khi đóng hoặc ép, trước khi đập đầu cọc

Cốt thép cọc                       : Cốt chủ là các thanh cốt thép dọc thân cọc được tính đến khi xác định sức chịu tải của cọc theo vật liệu. Cốt đai là các cốt  thép ngang của thân cọc.

Sức chịu tải Pu                    : Sức chịu tải giới hạn là tải trọng phá hoại của đất hoặc vật liệu cọc, kN.

Pa - Sức chịu tải cho phép, là tải trọng tính theo điều kiện đất nền hoặc vật liệu cọc, bằng sức chịu tải giới hạn chia cho hệ số an toàn, kN.

- Sức chịu tải giới hạn nhổ, kN

Hệ số an toàn FS: Tỉ số giữa sức chịu tải giới hạn và sức chịu tải cho phép.

Thí nghiệm: Khảo sát thăm dò: khảo sát điều kiện địa chất công trình, thu thập thông tin về đất nền, địa hình.

Thí nghiệm nén tĩnh sơ bộ: nén tĩnh cọc trước khi thi công đại trà. Thí nghiệm động: Xác định quy trình thi công và sức chịu tải của cọc.

Thí nghiệm kiểm tra: kiểm tra vật liệu cọc

Thí nghiệm nén tĩnh kiểm tra: nén tĩnh cọc trong quá trình thi công hoặc sau khi thi công cọc.

Thí nghiệm đo sóng ứng suất: sử dụng lý thuyết truyền sóng để xác định sức chịu tải và phát hiện khuyết tật của cọc.

Độ chối:                              Độ cắm sâu trung bình của cọc dưới một nhát búa đập, được đo trong một loạt 10 nhát, máy móc

Độ trồi cọc:                         Cọc bị nâng lên do đóng các cọc lân cận

Chu vi cọc C:                       Chu vi tiết diện thân cọc, m.

Tiết diện cọc A:                   Diện tích của tiết diện vuông góc với thân cọc, m2

Mũi cọc:                              Phần dưới cùng của cọc

Đầu cọc:                             Phần trên cùng của cọc sau khi thi công.

Cao độ thiết kế đầu cọc:      Độ cao đầu cọc được quy định trong bản vẽ thiết kế.

Tải trọng tác dụng:               Được tính từ các tổ hợp tải trọng.

Ma sát âm:                          Lực kéo cọc đi xuống do chuyển vị của đất nền xung quanh cọc lớn hơn chuyển vị của  cọc.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 189:1996 về móng cọc tiết diện nhỏ - tiêu chuẩn thiết kế

  • Số hiệu: TCVN189:1996
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1996
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản