Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1773-10:1999

(ISO 789-10:1996)

MÁY KÉO NÔNG NGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 10: CÔNG SUẤT THỦY LỰC TẠI MẶT PHÂN GIỚI MÁY KÉO VÀ CÔNG CỤ
Agricultural tractors – Test procedures - Part 10: Hydraulic power at tractor/implement interface

Soát xét lần 3

TCVN 1773-10:1999 hoàn toàn tương đương tiêu chuẩn ISO789-10:1996.

TCVN 1773:1999 gồm có 18 phần.

TCVN 1773-10:1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông-lâm nghiệp biên soạn. Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng và Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Phần này của TCVN 1773 quy định các phương pháp thử để xác định áp suất thủy lực tại cụm thủy lực ngoại vi như đã quy định trong ISO 10448. Phương pháp thử kèm theo bao gồm việc đo công suất thủy lực tối đa có thể truyền qua.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 730-1:1994 Máy kéo bánh nông nghiệp – Cơ cấu treo 3 điểm phía sau – Phần 1: Các loại 1, 2, 3 và 4

ISO 3448:1992 Các chất bôi trơn dạng lỏng trong công nghiệp – Phân loại độ nhớt ISO.

ISO 5675:1992 Máy kéo và máy nông nghiệp - Bộ nối ghép nhanh bằng thủy dùng cho mục đích chung.

ISO 6149-1:1993 Mối nối dùng trong thủy lực và công dụng chung – Lỗ đầu nối ống có ren theo ISO 261 và vòng làm kín – Phần 1: Lỗ có vòng làm kín rãnh vát.

ISO 6149-2:1993 Mối nối dùng trong thủy lực và công dụng chung – Lỗ đầu ống nối có ren theo ISO 261 và vòng làm kín – Phần 2: Đầu nối cao áp (loại S) – Kích thước, kiểu, phương pháp thử và yêu cầu.

ISO 6149-3:1993 Mối nối dùng trong thủy lực và công dụng chung – Lỗ đầu ống nối có ren theo ISO 261 và vòng làm kín – Phần 3: Đầu nối thấp áp (loại L) – Kích thước, kiểu, phương pháp thử và yêu cầu.

ISO 10448:1994 Máy kéo nông nghiệp – Áp suất thủy lực cho công cụ

3. Định nghĩa

Phần này sử dụng các định nghĩa sau:

3.1. Máy kéo nông nghiệp

Máy có bánh tự hành có ít nhất hai trục bánh hoặc là một máy xích được thiết kế chuyên dùng để kéo, đẩy, chuyên chở để vận hành các công cụ dùng trong nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp) và nó có thể được trang bị một rơ moóc kiểu sàn chất tải có thể tháo ra được.

3.2. Tốc độ định mức của động cơ

Tốc độ quay lớn nhất tính bằng vòng/phút do đơn vị kéo quy định để hoạt động lâu dài ở mức toàn tải

3.3. Cụm thủy lực ngoại vi

Nguồn thủy lực lấy từ hệ thống thủy lực của máy kéo nông nghiệp có thể sử dụng cho máy công tác gắn treo, nối khớp hoặc liên hợp với máy kéo. (ISO 10448:1994).

3.4. Cặp khớp nối

Một cặp gồm những phần nối bao thủy lực kết hợp với những phần nối bị bao, như quy định trong ISO 5675, được lắp trên máy kéo nông nghiệp và nối hệ thống thủy lực cho phép dòng chảy đi từ một khớp nối này đến khớp nối khác. (ISO 10448 : 1994)

3.5. Áp suất chênh lệch có ích

Độ chênh lệch áp suất thủy lực ở trạng thái ổn định giữa hai bộ phận nối bị bao ở phía máy công tác (ISO 10448: 1994)

3.6. Áp suất cực đại

Áp suất thủy lực tối đa ở trạng thái ổn định tại mỗi phần nối bị bao khi ghép với một cặp nối. (ISO 10448:1994).

3.7. Áp suất phản hồi vòng cực đại

Áp suất thủy lực ổn định tối đa phần nối bị bao của dòng chảy ngược về hệ thống thủy lực mà từ đó nó có thể bị đổi chiều để chảy qua phần nối bị bao trên.

3.8. Áp suất bề thùng chứa cực đại

(1) Với khớp nối: Áp suất thủy lực ổn định tối đa tại phần nối bị bao của dòng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-10:1999 (ISO 789-10:1996) về máy kéo nông nghiệp - phương pháp thử - phần 10: công suất thủy lực tại mặt phân giới máy kéo và công cụ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN1773-10:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản