Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 174 – 86

THAN - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BỐC VÀ CÁCBON  CỐ ĐỊNH

Coal - Method for determination of volatile matter and cacbon contents

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 174 – 75, áp dụng cho than nâu, than đá, antraxit và đá cháy.

1. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BỐC

1.1. Nguyên tắc của phương pháp

Đốt mẫu thử trong chén nung bằng sứ hay thạch anh đậy nắp kín, ở nhiệt độ 850 ± 100C trong 7 phút và xác định lượng mất của mẫu thử do phần bay hơi bao gồm các chất bốc và nước, từ đó tính ra phần trăm chất bốc quy ước gọi là hàm lượng chất bốc.

1.2.  Thiết bị và dụng cụ

Lò múp đốt nóng bằng điện có bộ phận điều chỉnh tự động để không chế nhiệt độ đến 850 ±100C; lò cần có các lỗ phía trước để chất bốc cháy bay ra và ở phía sau để cắm pin nhiệt điện;

Pin nhiệt điện và điện kế để đo nhiệt độ:

Chén nung bằng sứ có nắp không tráng men, hay thạch anh có nắp mài, đường kính miệng 36 – 44mm, đường kính đáy 18 – 24mm, cao 36 – 44mm;

Máy ép thí nghiệm để ép than thành viên;

Cân phân tích;

Bình hút ẩm tốt nhất là loại có khóa, dùng axit sunfuric đặc hay canxi clorua hạt làm chất hút ẩm, sau một thời gian phải thay: axit sunfuric khi khối lượng riêng thay đổi (1 tháng 1 lần khi dùng thường xuyên), canxi clorua khi bắt đầu vỡ vụn;

Cặp chén nung.

1.3. Chuẩn bị thử

Cần chuẩn bị các chén nung có nắp đậy kín khi nung mẫu. Dùng bột corinden ướt để mài vào mặt dưới của nắp đậy sâu độ 1 mm vừa với miệng chén nung. Các chén nung và nắp phải được đánh số trước khi dùng và phải nung đến khối lượng không đổi, sau đó để nguội trong bình hút ẩm và cân trên cân phân tích cùng với nắp.

Dùng môi hay bay trộn đều mẫu phân tích đã chuẩn bị theo TCVN 1693 – 86, lấy 1 ± 0,01g từ 2 – 3 vị trí khác nhau, cho vào chén nung đã cân trước, các phép cân chính xác đến 0,002g.

Đối với than nâu, trước lúc thử phải nén mẫu thử thành viên.

Khi xác định hàm lượng chất bốc thì độ tro của mẫu thử không nhằm mục đích phân loại than thì độ tro của mẫu thử không vượt quá 10 %. Nếu mẫu thử có độ tro lớn hơn, cần tuyển trước khi xác định hàm  lượng chất bốc. Đối với mẫu than khó tuyển và antraxit việc tuyển được thực hiện trong dung dịch cacbon tetraclorua hoặc dung dịch kẽm clorua. Phần mẫu nổi trong dung dịch đưa xác định hàm lượng chất bốc.

1.4. Tiến hành thử

Khi làm thí nghiệm hàng loạt, để các chén nung có nắp đậy đã đựng mẫu và đã được cân trước vào giá rồi dùng cặp nhanh chóng đưa vào lò nung đã đốt nóng đến 8500C và đóng lò lại.

Khi để giá vào lò, nhiệt độ ban đầu của lò giảm xuống, nhưng sau 2 – 3 phút phải đạt trở lại 850 ± 00C và 4 phút cuối cùng phải giữ ở khoảng nhiệt độ này. Trong trường hợp không được như vậy phải thử nghiệm lại.

Dùng cặp cẩn thận lấy giá và chén nung ra khỏi lò để nguội dần trong không khí, sau đó trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và đem cân.

Việc khảo nghiệm đơn chiếc không tiến hành trong lò múp mà trong lò nổi. Cách tiến hành giống như trên, chú ý để đáy chén nung đặt trên vòng giữ chén nằm vào vùng có nhiệt độ 850 ± 100C.

Nếu kết quả thử mẫu than đá có hàm lượng chất bốc lớn hơn 20 % phần cặn không bay hơi dạng bột hay dính kết thì phải thử nghiệm lại với mẫu ép viên.

1.5. Tính kết quả

1.5.1 Hàm lượng chất bốc của mẫu phân tích Vpt tính bằng % theo công thức:

Khi hàm lượng cacbon dioxit của cacbonat trong mẫu không lớn hơn 2 %.

Khi hàm lượng cacbon dioxit của cacbonat trong mẫu lớn hơn 2 %.

Trong đó:

G – khối lượng mẫu, g;<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 174:1986 về Phương pháp xác định hàm lượng chất bốc và cácbon cố định

  • Số hiệu: TCVN174:1986
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1986
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản