Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1699:1986

HẠT GIỐNG LÚA

THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Rice seed

Terms and definitions

1. Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1699-75.

2. Hạt nguyên chủng là hạt thu được từ những dòng ưu tú ổn định chọn lọc từ một giống. Đảm bảo di truyền đầy đủ nhất tất cả các đặc điểm, tình trạng của giống.

3. Hạt giống cấp I là hạt giống được nhân trực tiếp từ hạt nguyên chủng, theo quy trình nhân giống cấp I và đạt được những yêu cầu chất lượng quy định.

4. Hạt giống cấp II là hạt giống được nhân trực tiếp từ hạt giống cấp I theo quy trình nhân giống cấp II và đạt được những yêu cầu chất lượng quy định.

5. Hạt giống cấp III là hạt giống được nhân trực tiếp từ hạt giống cấp II theo quy trình nhân giống cấp III và đạt được những yêu cầu chất lượng quy định.

6. Hạt đúng giống là hạt có những đặc trưng phù hợp với đặc trưng mà hạt mang tên giống ấy có theo tiêu bản mẫu hạt của Bộ Nông nghiệp.

7. Sức nẩy mầm là tỷ lệ tính bằng phần trăm số hạt mọc thành cây mầm bình thường trong tổng số hạt đem thử ở điều kiện quy định trong TCVN 1700-86.

8. Khả năng nảy mầm là tỷ lệ phần trăm số hạt mọc thành cây mầm bình thường trong tổng số hạt đem thử ở điều kiện quy định trong TCVN 1700-86.

9. Cây mầm bình thường là cây mầm đã phát triển đầy đủ các bộ phận chủ yếu và đạt được những yêu cầu sau:

9.1. Rễ mầm phát triển tốt, có màu sắc bình thường, có chiều dài bằng chiều dài hạt.

9.2. Thân mầm phát triển tốt nguyên vẹn có màu sắc bình thường, có chiều dài bằng 1/2 chiều dài hạt.

9.3. Cho phép cây mầm có một số khuyết tật nhỏ sau đây:

a) Thân rẽ có vết xây xát nhỏ, có vết nâu hoặc đen nhỏ và nông không tổn hại đến mô dẫn.

b) Thân mầm bị cong

c) Rễ chính bị hỏng nhưng rễ phụ phát triển tốt.

10. “Hiện tượng chín sau thu hoạch” của hạt là hiện tượng hạt của một số giống sau khi thu hoạch không nảy mầm ngay trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường, chúng chỉ nẩy mầm khi nào phôi hạt đã hoàn thành quá trình chín sinh lý hoặc được xử lý trong những điều kiện nhất định.

11. Tạp chất trong lô hạt giống bao gồm:

11.1. Hạt cỏ dại

11.2. Hạt lép, hạt bị bệnh hoa cúc, hạt gãy có phần còn lại nhỏ hơn 1/3 chiều dài hạt.

11.3. Các tàn dư hữu cơ và vô cơ như: hạt cây trồng khác, thân lá, đài hoa, vỏ trấu, đất đá cát sỏi và côn trùng (sống hoặc chết)....

12. Hạt cỏ dại là tên gọi cibm hạt của các loài cỏ dại được quy định trong danh mục các loài cỏ dại của nước CHXHCN Việt Nam.

13. Hàm lượng nước trong hạt là phần trăm khối lượng nước chứa trong hạt so với khối lượng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1699:1986 về hạt giống lúa - thuật ngữ và định nghĩa

  • Số hiệu: TCVN1699:1986
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 27/12/1986
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản