Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 1596:1988
CAO SU - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN KẾT DÍNH NỘI
Rubber – Method for determination of adhesion strength
Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1596 – 74, quy định phương pháp xác định độ bền kết dính nội giữa các lớp cao su, giữa các lớp vải, giữa các lớp cao su với vải.
1. MẪU THỬ
1.1. Mẫu thử có dạng hình chữ nhật, chiều rộng 25-0,5 mm, chiều dài đủ để bóc tách một đoạn không nhỏ hơn 100 mm.
1.2. Chiều dày của mỗi lớp bóc tách không lớn hơn 6 mm. Nếu quá 6 mm cần phải gia công đến đạt yêu cầu.
1.3. Để tránh kéo dãn cao su, khi lưu hóa mẫu có thể dán một lớp vải vào mặt ngoài lớp cao su.
1.4. Khi cắt mẫu từ tấm lưu hóa, phải để cho hướng cần tráng và hướng dọc của mành trùng với chiều dài của mẫu.
1.5. Ở đầu mẫu phải tách sơ bộ giữa hai lớp một đoạn dài 30 mm đủ để kẹp mẫu vào kẹp của máy.
1.6. Thời gian giữa lưu hóa và thí nghiệm phải theo TCVN 1592-87. Đối với thành phẩm nếu có yêu cầu đặc biệt khác với quy định trên phải được quy định rõ trong tiêu chuẩn riêng cho thành phẩm.
1.7. Số mẫu phải thử mỗi lần không ít hơn 2.
2. THIẾT BỊ THỬ
2.1. Tiến hành thử trên máy thử độ bền kéo. Máy cần phải đảm bảo: kẹp mẫu chắc chắn không bị lệch, kẹp dưới chuyển động với vận tốc 200 ± 10 mm/phút. Khi dùng máy có bộ phận đo lực kiểu con lắc, việc chọn thanh đo phải theo TCVN 1592 – 87.
3. TIẾN HÀNH THỬ
3.1. Mẫu sau khi cắt để ở nhiệt độ phòng theo quy định của TCVN 1592 – 87. Đo chiều rộng mẫu, sai số không lớn hơn ± 0,5 mm ở 3 điểm của phần bị bóc tách. Lấy trị số trung bình.
Kẹp mẫu trên máy sao cho mặt bị bóc tách:
Hướng về phía người thao tác. Điều chỉnh các kim ở bộ phận ghi tải trọng về số không. Cho máy chạy với tốc độ kéo mẫu 200 mm/phút và bóc mẫu một khoảng không nhỏ hơn 100 mm. Lực tách lớp được ghi bằng đồ thị và cách xác định lực trung bình theo phụ lục của tiêu chuẩn này.
Chiều dài bóc mẫu của sản phẩm phải theo quy định riêng cho sản phẩm đó.
4. TÍNH KẾT QUẢ
4.1. Độ bền kết dính nội (), tính bằng N/cm, theo công thức:
=
Trong đó:
P – trị số đo lực trung bình tách lớp, E;
b- chiều rộng mẫu, cm;
4.2. Xử lý kết quả thử theo TCVN 1592 – 87.
PHỤ LỤC
XÁC ĐỊNH LỰC TRUNG BÌNH KHI TÁCH LỚP BẰNG ĐỒ THỊ
Chia đoạn trục nằm ngang của đồ thị tương ứng với hình chiếu của đường cong tách lớp trên trục này thành 4 phần bằng nhau. Từ điểm phân chia kẻ đường thẳng góc với trục nằm ngang, cắt đường cong tách lớp. Đánh dấu các đỉnh trên hai đoạn giữa của đường cong tách lớp, không tính đến hai phần ngoài đường cong. Các đỉnh của đồ thị đã cho có giá trị như nhau:
43,6 | 41,0 | 41,3 | 43,0 | 42,5 |
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1597:1987 về cao su - phương pháp xác định độ bền xé rách
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4865:1989 (ISO 247:1978)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2752:1978 về cao su - phương pháp xác định độ trương nở trong các chất lỏng
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3975:1984 về cao su - Phương pháp xác định độ dẻo bằng máy đo độ dẻo Uyliam
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3976:1991 (ST SEV 2593 - 80) về cao su - phương pháp xác định khối lượng riêng
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1595:1988 về cao su - phương pháp xác định độ cứng So (Shore) A
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4509:1988 về cao su - Phương pháp xác định độ bền khi kéo căng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 2910/QĐ-BKHCN năm 2006 hủy bỏ tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1597:1987 về cao su - phương pháp xác định độ bền xé rách
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4865:1989 (ISO 247:1978)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2752:1978 về cao su - phương pháp xác định độ trương nở trong các chất lỏng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3975:1984 về cao su - Phương pháp xác định độ dẻo bằng máy đo độ dẻo Uyliam
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3976:1991 (ST SEV 2593 - 80) về cao su - phương pháp xác định khối lượng riêng
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1595:1988 về cao su - phương pháp xác định độ cứng So (Shore) A
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1592:1987 về cao su - Yêu cầu chung khi thử cơ lý
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4509:1988 về cao su - Phương pháp xác định độ bền khi kéo căng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1596:2006 (ISO 36 : 2005) về Cao su, lưu hoá hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ kết dính với sợi dệt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1596:1988 về cao su - phương pháp xác định độ bền kết dính nội
- Số hiệu: TCVN1596:1988
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1988
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra