Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7575-2:2007

TẤM 3D DÙNG TRONG XÂY DỰNG – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THỬ

3D construction panels – Part 2: Test method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử độ bền nén-uốn, độ bền chịu lửa và độ cách âm không khí của cấu kiện 3D dùng trong xây dựng.

Tiêu chuẩn này không đề cập đến các vấn đề an toàn liên quan đến phép thử. Người ta áp dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các qui tắc cũng như đảm bảo các theo tác an toàn, bảo vệ sức khỏe, đáp ứng các quy định pháp lý hiện hành.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi (nếu có).

TCVN 5592 : 1991, Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng độ ẩm tự nhiên.

TCXDVN 342 : 2005 (ISO 834-1) Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của ngôi nhà – Phần 1: Yêu cầu chung.

ISO 8301 : 1991 Thermal isolation – Determination of steady-state thermal resistance and related properties – Heat flow meter Apparatus (Tính cách nhiệt – Xác định độ bền ổn định nhiệt và các chỉ tiêu liên quan – Phương pháp đo dòng nhiệt).

3. Kiểm tra kích thước tấm 3D

Sử dụng thước cặp, có thang chia chính xác đến 0,1 mm, để đo các kích thước: đường kính thép sợi, kích thước các ô lưới, khoảng cách từ xốp đến lưới thép phủ và chiều dày tấm 3D.

Sử dụng kích thước kim loại, có thang chia chính xác đến 1 mm để đo các kích thước chiều dày lớp xốp, chiều dài và chiều rộng tấm 3D.

4. Xác định độ cách nhiệt cấu kiện 3D

Theo ISO 8301 : 1991.

5. Xác định độ bền cấu kiện 3D

5.1. Quy định chung

5.1.1. Giải thích một số thuật ngữ

5.1.1.1. Thí nghiệm gia tải tĩnh: thí nghiệm bằng cách chất tải trọng từ từ (từng cấp nhỏ) lên đối tượng thí nghiệm để xác định mối tương quan giữa các giá trị thực tế và giá trị thiết kế của độ bền, độ cứng.

5.1.1.2. Biến dạng tương đối: độ co giãn trên một đơn vị chiều dài của thớ vật liệu trong đối tượng thí nghiệm khi chịu tác dụng của tải trọng.

5.1.1.3. Độ võng: độ dịch chuyển tương đối của một điểm trên đối tượng thí nghiệm do tải trọng gây ra so với dịch chuyển của các gối tựa theo phương thẳng đứng.

5.1.1.4. Độ võng dư: độ võng còn lại của kết cấu sau 24 giờ dỡ hoàn toàn tải trọng tác dụng.

5.1.1.5. Độ cong: độ lệch của trục tiết diện ngang giữa tấm nén khi chịu tải so với trục ban đầu của chính tiết diện đó.

5.1.1.6 Độ nở ngang: độ biến dạng lớn nhất của tiết diện ngang giữa tấm nén so với tiết diện ban đầu của chính nó khi chịu tải.

5.1.1.7. Tải trọng kiểm tra: giá trị tải trọng dùng để đánh giá khả năng làm việc của cấu kiện theo kết quả thí nghiệm bằng gia tải tĩnh.

Tải trọng kiểm được phân ra:

- tải trọng kiểm tra độ bền là tải trọng ứng với khi cấu kiện mất khả năng chịu lực;

- tải trọng kiểm tra độ cứng là tải trọng ứng với tỷ lệ độ võng (hay độ lệch tâm) trên chiều dài làm việc của cấu kiện đã định sẵn.

5.1.2. Yêu cầu chung về thử nghiệm độ nén, bền uốn

5.1.2.1. Thực hiện thí nghiệm tải trọng tác dụng tĩnh nhằm xác định, đánh giá các chỉ tiêu về độ bền và độ cứng của cấu kiện 3D được chế tạo theo thiết kế.

Đánh giá độ bền, độ cứng của cấu kiện được thực hiện trên cơ sở so sánh giá trị phá hủy của tải trọng, của độ nở ngang và của độ võng thực tế thí nghiệm nhận được với các giá trị tương ứng của thiết kế.

5.1.2.2. Mẫu thí nghiệm

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN7575-2:2007 về Tấm 3D dùng trong xây dựng - Phần 2: Phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN7575-2:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 14/08/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản