Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9989:2013

ISO 12877:2011

XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC SẢN PHẨM CÁ CÓ VÂY - QUY ĐỊNH VỀ THÔNG TIN CẦN GHI LẠI TRONG CHUỖI PHÂN PHỐI CÁ NUÔI

Traceability of finfish products - Specification on the information to be recorded in farmed finfish distribution chains

Lời nói đầu

TCVN 9989:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 12877:2011.

TCVN 9989:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC31 Thu thập dữ liệu tự động biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Ngày càng có nhiều nhu cầu đối với thông tin chi tiết về đặc tính tự nhiên và nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm thực phẩm. Khả năng xác định nguồn gốc đang trở thành thiết yếu trong thương mại và mang tính pháp lý.

Định nghĩa của ISO về khả năng xác định nguồn gốc đề cập đến khả năng truy nguyên lịch sử, ứng dụng và địa điểm của đối tượng quan tâm, và đối với sản phẩm thì khả năng xác định nguồn gốc có thể bao gồm cả nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu và các bộ phận, lịch sử chế biến và quy trình phân phối cũng như vị trí của sản phẩm sau khi chuyển giao. Khả năng xác định nguồn gốc không chỉ bao gồm yêu cầu mang tính nguyên tắc về khả năng truy nguyên sản phẩm theo quy luật tự nhiên suốt chuỗi phân phối, từ nơi xuất xứ tới điểm đến và ngược lại, mà còn về khả năng cung cấp thông tin về nguyên liệu tạo ra sản phẩm và cái gì đã xảy ra với chúng. Các khái niệm bổ sung này về khả năng xác định nguồn gốc là quan trọng trong mối liên hệ với an toàn thực phẩm, chất lượng và nhãn.

Hệ thống quy định tiêu chuẩn này không yêu cầu khả năng xác định nguồn gốc hoàn hảo, tức là một sản phẩm bán lẻ cụ thể phải có khả năng truy nguyên ngược đến riêng một tàu đánh cá hoặc một mẻ cá khởi nguyên, hoặc ngược lại từ nơi xuất xứ tới điểm đến. Thực tế thừa nhận việc trộn lẫn các đơn vị hay xuất hiện tại một số giai đoạn của chuỗi phân phối, ví dụ, trong quy trình phân cỡ tại chợ đấu giá trước khi bán và trong khi chế biến nguyên liệu thô vào sản phẩm. Tại nơi xuất hiện việc trộn lẫn như vậy, kinh doanh thực phẩm sẽ biến đổi các đơn vị thương mại. Yêu cầu đối với khả năng xác định nguồn gốc là bên kinh doanh ghi lại số phân định của đơn vị thương mại nhận được. Đơn vị này có thể được cho vào mỗi đơn vị thương mại tạo ra sau đó, và ngược lại. Sản phẩm cụ thể sau đó sẽ có khả năng truy nguyên ngược đến một số có hạn trang trại và mẻ cá khởi nguyên, và ngược lại.

Hiện có rất nhiều loại sản phẩm cá và các chuỗi phân phối của chúng đang hoạt động trong phạm vi và giữa các quốc gia khác nhau, có nhiều yêu cầu pháp lý khác nhau, các quy định về thông tin không thể ghi thành từng khoản tất cả thông tin có thể được yêu cầu trong mọi tình huống. Tiêu chuẩn này cung cấp quy định cơ bản phổ biến về khả năng xác định nguồn gốc. Độ linh hoạt cho phép các bên kinh doanh ghi lại thêm nhiều thông tin, trong các tệp dữ liệu phi tiêu chuẩn của riêng họ, nhưng được nhập vào máy theo cùng các số phân định đơn vị.

Thông tin lưu trữ tại đơn vị sở hữu hoạt động kinh doanh thực phẩm đã tạo ra nó, nhưng vẫn có sẵn khi được luật pháp yêu cầu cho các mục đích về khả năng xác định nguồn gốc (trong trường hợp có vấn đề về an toàn thực phẩm) hoặc theo thỏa thuận thương mại giữa các bên kinh doanh. Cấu trúc, tên và nội dung thông tin được tiêu chuẩn hóa để có thể được trao đ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9989:2013 (ISO 12877:2011) về Xác định nguồn gốc sản phẩm cá có vây - Quy định về thông tin cần ghi lại trong chuỗi phân phối cá nuôi

  • Số hiệu: TCVN9989:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản