CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - YÊU CẦU THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO ĐỘ TIN CẬY
Hydraulic structures - Design reliability requirements
1.1. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc, yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế kết cấu công trình thủy lợi theo lý thuyết độ tin cậy, sao cho thiết kế kết cấu của hệ thống phù hợp với các yêu cầu và thích hợp để sử dụng an toàn, hợp lý về kinh tế, tiên tiến về kỹ thuật;
1.2. Tiêu chuẩn này thích hợp dùng cho việc tính toán thiết kế kết cấu, lựa chọn cấu kiện kết cấu và nền móng của các loại công trình thủy công làm bằng các loại vật liệu, trong các thời kỳ thiết kế, vận hành, thi công (bao gồm chế tạo, vận chuyển, lắp ráp) và kiểm tra sửa chữa;
1.3. Tiêu chuẩn này sử dụng nguyên tắc thiết kế theo phương pháp trạng thái giới hạn các hệ số riêng phần, mà các hệ số này được xác định theo xác suất;
1.4. Có thể vận dụng các quy định trong tiêu chuẩn này để thiết kế các loại công trình thủy công khác có điều kiện làm việc và đặc tính kỹ thuật tương tự.
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Trạng thái thường xuyên (Permanent State)
Điều kiện sử dụng bình thường của kết cấu.
2.2. Trạng thái tạm thời (Temporary State)
Điều kiện sử dụng nhất thời (không thường xuyên) của kết cấu.
2.3. Trạng thái giới hạn (Limit State)
Trạng thái mà kết cấu từ đó trở đi không còn thỏa mãn các yêu cầu làm việc đã thiết kế.
2.4. Độ tin cậy (Reliability)
Khả năng của một kết cấu hay một cấu kiện có thể thỏa mãn các yêu cầu quy định, bao gồm cả tuổi thọ thiết kế, được đánh giá bằng xác suất.
2.5. Chỉ số độ tin cậy (Reliability Index)
Giá trị được dùng để thay thế cho độ tin cậy hoặc xác suất phá hủy Pf (Failure Probability) được định nghĩa bởi β = F-1 (1 -Pf), trong đó F-1 là nghịch đảo của hàm phân phối chuẩn chuẩn hóa (Standard normal distribution function).
2.6. Tác động thường xuyên hay lực tác dụng thường xuyên (Permanent force)
Còn gọi là tác động vĩnh cửu, là tác động hầu như liên tục trong suốt một thời đoạn xem xét và sự thay đổi giá trị về thời gian là nhỏ so với giá trị trung bình.
2.7. Tác động ngẫu nhiên hay lực ngẫu nhiên (Random force)
Tác động mà sự thay đổi cường độ theo thời gian là đáng kể so với giá trị trung bình hoặc không đều.
2.8. Tác động cố định hay lực cố định (Fixed force)
Tác động phân bố cố định trên kết cấu, có phương và cường độ được xác định một cách rõ ràng Khi xét tại một điểm trên kết cấu.
2.9. Tác động di động hay lực di động (Mobile force)
Tác động có thể phân bố bất kỳ trên kết cấu trong một phạm vi giới hạn.
2.10. Tác động trạng thái tĩnh hay lực tĩnh (Static force)
Tác động không gây ra gia tốc đáng kể cho kết cấu hay các cấu kiện
2.11. Tác động trạng thái động hay lực động (Dynamic force)
Tác động có thể gây ra gia tốc đáng kể cho kết cấu hay các kết cấu;
2.12. Giá trị đặc trưng của tác động (Characteristic value of force)
Giá trị đại diện chính của tác động.
3. Yêu cầu chung khi tính toán thiết kế
3.1. Khi thiết kế kết cấu các công trình thủy lợi theo độ tin cậy cần thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9905:2014 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế kết cấu theo độ tin cậy
- Số hiệu: TCVN9905:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực