Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9860:2013

KẾT CẤU CỌC VÁN THÉP TRONG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG - YÊU CẦU THIẾT KẾ

Steel Sheet Pile Structures in Transportation Engineering - Design Requirement

Lời nói đầu

TCVN 9860:2013 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Bộ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

KẾT CẤU CỌC VÁN THÉP TRONG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG - YÊU CẦU THIẾT KẾ

Steel Sheet Pile Structures in Transportation Engineering - Design Requirement

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết kế các kết cấu sử dụng cọc ván thép trong công trình xây dựng giao thông bao gồm cả công trình vĩnh cửu và công trình phụ tạm phục vụ thi công.

2  Tài liệu viện dẫn

TCVN 9386-2:2012, Tiêu chuẩn thiết kế chống động đất

22TCN 272:2005, Tiêu chuẩn thiết kế cầu(*)

TCVN 5575:2012, Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế*)

22TCN 207:1992, Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu cảng biển*)

22TCN 219:1994, Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bến cảng sông*)

22TCN 200:1989, Tiêu chuẩn thiết kế công trình và kết cấu phụ tạm xây dựng cầu*)

3  Thuật ngữ, định nghĩa

3.1  Thuật ngữ, định nghĩa

3.1.1

Công trình cọc ván thép vĩnh cửu (PermanentSteel Sheet Pile Structures)

Các công trình được xây dựng với mục đích sử dụng trong một thời gian dài, có thể bao gồm: công trình gia cố chân nền đường đắp trên đất yếu, gia cố chắn chống sụt trượt, các công trình bến cảng, công trình bảo vệ bờ, tường chắn đất, đê chắn sóng, kè, trụ neo, ụ tàu, cửa cống và kênh rạch, tường chống ăn mòn và tường trụ pin,...

3.1.2

Công trình cọc ván thép phụ tạm (Temporary Steel Sheet Pile Structures)

Các công trình phụ, tạm thời không có mục đích sử dụng lâu dài, các công trình phục vụ thi công, có thể bao gồm: công trình gia cố tạm, vòng vây hố móng, vòng vây xây dựng đảo tạm thời,...

3.1.3

Áp lực đất chủ động (Active Earth Pressure)

Áp lực ngang gây ra do đất được kết cấu hay bộ phận kết cấu chắn lại. Áp lực này có xu hướng làm chuyển dịch kết cấu chắn rời khỏi khối đất.

3.1.4

Áp lực đất bị động (Passive Earth Pressure)

Áp lực ngang do đất chống lại chuyển vị ngang về phía khối đất của kết cấu hoặc bộ phận kết cấu.

3.1.5

Chiều cao tường (Wall Height)

Chiều cao của tường cọc ván thép tính từ cao độ mặt đất sau xói lở.

3.1.6

Độ ngàm sâu (Penetration Length)

Chiều sâu cọc ván thép thâm nhập vào nền đất hay còn gọi là độ sâu chôn cừ.

3.1.7

Hệ số tải trọng (Load Factor)

Hệ số xét đến chủ yếu là sự biến thiên của các tải trọng, sự thiếu chính xác trong phân tích và xác suất xảy ra cùng một lúc của các tải trọng khác nhau, nhưng cũng liên hệ đến những thống kê về sức kháng thông qua quá trình hiệu chỉnh.

3.1.8

Hệ số điều chỉnh tải trọng (Load Modifier)

Hệ số xét đến tính dẻo, tính dư và tầm quan trọng trong khai thác của công trình.

3.1.9

Hệ số sức kháng (Resistance Coefficient)

Hệ s

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9860:2013 về Kết cấu cọc ván thép trong công trình giao thông - Yêu cầu thiết kế

  • Số hiệu: TCVN9860:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản