CHẤT LƯỢNG NƯỚC - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG DẦU, MỠ VÀ HYDROCACBON DẦU MỎ TRONG NƯỚC
Standard test method for oil and grease and petroleum hydrocacbons in water
Lời nói đầu
TCVN 9718:2013 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D3921-96 Standard test method for oil and grease and petroleum hydrocacbons in water đã được rà soát lại năm 2011 và không có sự thay đổi về nội dung kỹ thuật với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Tiêu chuẩn D3921-96 thuộc bản quyền ASTM quốc tế.
TCVN 9718:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG DẦU, MỠ VÀ HYDROCACBON DẦU MỎ TRONG NƯỚC
Standard test method for oil and grease and petroleum hydrocacbons in water
1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng các hợp chất có thể chiết được bằng floruacacbon để xác định hàm lượng hỗn hợp gồm dầu, mỡ và hydrocacbon dầu mỏ của một mẫu nước hoặc nước thải trong khoảng từ 0,5 mg/L đến 100 mg/L. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm đánh giá tính hiệu lực của tiêu chuẩn này đối với các loại nước chưa được phân tích khác.
1.2. Tiêu chuẩn này định nghĩa dầu và mỡ trong nước và nước thải như là vật chất có thể chiết được theo phương pháp thử này và đo được bằng hấp thụ phổ hồng ngoại. Tương tự, tiêu chuẩn này định nghĩa hydrocacbon dầu mỏ trong nước và nước thải như là dầu và mỡ mà không bị hấp thụ bởi silicagel theo phương pháp này và đo được bằng hấp thụ phổ hồng ngoại.
1.3. Vật chất hữu cơ có nhiệt độ sôi thấp bị hao hụt do bay hơi trong khi rót. Tuy nhiên, lượng hao hụt do bay hơi này nhìn chung thấp hơn so với lượng hao hụt trong các quy trình phân tích định lượng đòi hỏi phải làm bay hơi dung môi trước khi cân phần cặn còn lại.
1.4. Các giá trị tính theo hệ SI là giá trị tiêu chuẩn. Các giá trị trong ngoặc đơn dùng để tham khảo.
1.5. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các giới hạn quy định trước khi đưa vào sử dụng.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2117 (ASTM D1193), Nước thuốc thử - Yêu cầu kỹ thuật.
ASTM D1129, Terminology relating to water (Thuật ngữ liên quan đến nước).
ASTM D2777, Practice for determination of precision and bias of applicable test methods of committee D19 on water (Thực hành xác định độ chụm và độ chệch của các phương pháp thử được sử dụng của Ban kỹ thuật D19 về nước).
ASTM D3325, Practice for preservation of waterborne oil samples (Thực hành bảo quản mẫu dầu trong nước).
ASTM D3370, Practice for sampling water from closed conduits (Thực hành lấy mẫu nước từ ống dẫn kín).
ASTM D3856, Guide for good laboratory practices in laboratories engaged in sampling and analysis of water (Hướng dẫn thực hành phòng thí nghiệm chuẩn trong phòng thí nghiệm được tham gia lấy mẫu và phân tích nước).
ASTM D5847, Practice for writing quality control spectifications for standard test methods for water analysis (Thực hành biên soạn các tiêu chuẩn kỹ thuật về kiểm soát chất lượng c
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007) về Chất lượng nước - Xác định các anion hòa tan bằng phương pháp sắc kí lỏng ion - Phần 1: Xác định bromua, clorua, florua, nitrat, nitrit, phosphat và sunphat hòa tan
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9717:2013 (ISO 19250:2010) về Chất lượng nước - Phát hiện Samonella spp
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6831-3:2010 về Chất lượng nước - Xác định ảnh hưởng ức chế của mẫu nước đến sự phát quang của vi khuẩn Vibrio fischeri (phép thử vi khuẩn phát quang) - Phần 3: Phương pháp sử dụng vi khuẩn đông - khô
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11156-5:2015 (ISO 7507-5:2000) về Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng - Hiệu chuẩn bể trụ đứng - Phần 5: Phương pháp đo dải khoảng cách quang điện bên ngoài
- 1Quyết định 2594/QĐ-BKHCN năm 2013 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2117:2009 (ASTM D 1193 – 06) về Nước thuốc thử - Yêu cầu kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007) về Chất lượng nước - Xác định các anion hòa tan bằng phương pháp sắc kí lỏng ion - Phần 1: Xác định bromua, clorua, florua, nitrat, nitrit, phosphat và sunphat hòa tan
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9717:2013 (ISO 19250:2010) về Chất lượng nước - Phát hiện Samonella spp
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6831-3:2010 về Chất lượng nước - Xác định ảnh hưởng ức chế của mẫu nước đến sự phát quang của vi khuẩn Vibrio fischeri (phép thử vi khuẩn phát quang) - Phần 3: Phương pháp sử dụng vi khuẩn đông - khô
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11156-5:2015 (ISO 7507-5:2000) về Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng - Hiệu chuẩn bể trụ đứng - Phần 5: Phương pháp đo dải khoảng cách quang điện bên ngoài
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9718:2013 (ASTM D3921-96) về Chất lượng nước - Phương pháp xác định hàm lượng dầu, mỡ và hydrocacbon dầu mỏ trong nước
- Số hiệu: TCVN9718:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực