Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9691:2013

ISO 6659:1981

ỚT NGỌT – HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN LẠNH

Sweet pepper – Guide to refrigerated storage and transport

Lời nói đầu

TCVN 9691:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 6659:1981;

TCVN 9691:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ỚT NGỌT – HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN LẠNH

Sweet pepper – Guide to refrigerated storage and transport

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp bảo quản ớt ngọt (Capsicum annum L.) trong kho bảo quản lạnh, trong thời gian ngắn và vận chuyển lạnh để tiêu thụ trực tiếp.

Phương pháp này không áp dụng cho ớt ngọt dùng cho chế biến công nghiệp. Giới hạn áp dụng của tiêu chuẩn này được nêu trong Phụ lục A.

2. Điều kiện thu hoạch và đưa vào bảo quản

2.1. Yêu cầu chung

Ớt ngọt phải được thu hoạch trong thời tiết khô và lạnh. Chỉ những quả có độ chín thích hợp, ví dụ: quả có hình dạng, độ phát triển và màu sắc đặc trưng của giống mới thu hoạch. Ớt cũng có thể được thu hoạch ở giai đoạn chín sinh lý (đỏ).

2.2. Đặc tính chất lượng

Việc chọn và phân loại phải được thực hiện ngay sau khi thu hoạch. Ớt ngọt dùng để bảo quản phải lành lặn, sạch, cứng, phát triển tốt, không có hơi nước trên bề mặt, không bị tổn thương phần đầu và không bị hư hại do băng giá (héo do lạnh) và cháy nắng.

2.3. Bảo quản

Ớt ngọt phải được bảo quản càng nhanh càng tốt sau khi chọn và phân loại. Trước khi bảo quản, ớt phải được giữ vài giờ ở nơi mát.

Khi phân loại chất lượng và kích thước, mỗi bao bì chỉ được chứa ớt của cùng một giống hoặc cùng loại thương mại, cùng cấp hạng và kích cỡ.

Bao gói phải được xử lý cẩn thận để không làm hư hỏng bề mặt ớt..

Các bao gói được xếp chồng lên nhau theo cách sao cho đảm bảo sự lưu thông không khí qua các chồng.

3. Điều kiện bảo quản

3.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ được khuyến cáo để bảo quản ớt ngọt giống Hungari và Rumani được nêu trong Phụ lục B và Phụ lục C. Đối với các giống ớt khác, ớt xanh nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 7 oC đến 8 oC và ớt đỏ nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 4 oC đến 6 oC.

CHÚ THÍCH Ớt rất nhạy cảm với nhiệt độ quá lạnh, nhiệt độ này có thể làm hỏng quả.

3.2. Độ ẩm tương đối

Độ ẩm tương đối là yếu tố quan trọng nhất để duy trì độ cứng của quả.

Ở nơi bảo quản, độ ẩm tương đối của không khí nên trong khoảng từ 90% đến 95%.

Nếu độ ẩm của không khí giảm xuống dưới 90%, thì có thể bảo vệ độ cứng của quả bằng cách phủ tấm polyetylen lên bao gói và mỗi ngày tháo bỏ tấm phủ từ 1h đến 2h để lưu thông không khí.

3.3. Lưu thông không khí

Hệ thống lưu thông không khí được sử dụng ở nơi bảo quản phải đảm bảo ổn định nhiệt độ và độ ẩm tương đối đồng đều.

3.4. Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản được khuyến cáo đối với các giống ớt ngọt Hungari và Rumani được nêu trong Phụ lục B và Phụ lục C. Đối với các giống ớt khác, thì thời gian bảo quản trong khoảng từ 10 ngày đến 30 ngày phụ thuộc vào từng giống, mức độ chín, điều kiện khí hậu và hệ thống canh tác.

3.5. Các hoạt động trong và cuối quá trình bảo quản

Ớt ngọt dễ bị thối, do đó cứ 2 ngày đến 3 ngày cần kiểm tra chất lượng quả và các quả cho thấy các

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9691:2013 (ISO 6659:1981) về Ớt ngọt - Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển lạnh

  • Số hiệu: TCVN9691:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản