- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9621-3:2013 (IEC/TR 60479-3:1998) về Ảnh hưởng của dòng điện lên người và gia súc - Phần 3: Ảnh hưởng của dòng điện chạy qua cơ thể gia súc
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9621-2:2013 (IEC/TS 60479-2:2007) về Ảnh hưởng của dòng điện lên người và gia súc – Phần 2: Khía cạnh đặc biệt
ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG ĐIỆN LÊN NGƯỜI VÀ GIA SÚC - PHẦN 1: KHÍA CẠNH CHUNG
Effects of current on human beings and livestock - Part 1: General aspects
Lời nói đầu
TCVN 9621-1:2013 hoàn toàn tương đương với IEC/TS 60479-1:2005;
TCVN 9621-1 :2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 9621 (IEC 60479) Ảnh hưởng của dòng điện lên người và gia súc gồm các phần sau:
TCVN 9621-1:2013 (IEC/TS 60479-1:2005), Phần 1: Khía cạnh chung
TCVN 9621-2:2013 (IEC/TS 60479-2:2007), Phần 2: Khía cạnh đặc biệt
TCVN 9621-3:2013 (IEC/TR 60479-3:1998), Phần 3: Ảnh hưởng của dòng điện chạy qua cơ thể gia súc
TCVN 9621-4:2013 (IEC/TR 60479-4:2011), Phần 4: Ảnh hưởng của sét
TCVN 9621-5:2013 (IEC/TR 60479-5:2007), Phần 5: Giá trị ngưỡng điện áp tiếp xúc đối với ảnh hưởng sinh lý
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn cơ bản về các ảnh hưởng của dòng điện lên người và gia súc để sử dụng khi thiết lập các yêu cầu an toàn điện.
Để tránh hiểu lầm trong việc giải thích tiêu chuẩn này, phải nhấn mạnh rằng dữ liệu được cho ở đây chủ yếu dựa trên các thí nghiệm trên động vật cũng như dựa trên các thông tin có sẵn từ các quan sát lâm sàng. Chỉ rất ít các thí nghiệm với dòng điện giật trong thời gian ngắn được tiến hành trên người sống.
Dựa trên các bằng chứng sẵn có, hầu hết từ nghiên cứu trên động vật, các giá trị được lấy ở mức thận trọng sao cho tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho người ở tình trạng sinh lý bình thường kể cả trẻ em, không phân biệt độ tuổi và cân nặng.
Tuy nhiên, có các yếu tố khác cần tính đến, ví dụ như xác suất sự cố, xác suất tiếp xúc với các phần mang điện và phần bị hỏng, tỷ lệ giữa điện áp tiếp xúc và điện áp sự cố, kinh nghiệm đạt được, tính khả thi về kỹ thuật và yếu tố kinh tế. Các tham số này phải được xem xét cẩn thận khi đặt ra các yêu cầu về an toàn, ví dụ, đặc tính tác động của thiết bị bảo vệ dùng trong hệ thống lắp đặt điện.
Tiêu chuẩn này là sự tổng hợp các kết quả đạt được cho đến nay, được sử dụng làm cơ sở để đặt ra các yêu cầu cho bảo vệ chống điện giật. Các kết quả này được xem là khá quan trọng để tiêu chuẩn này có thể sử dụng làm hướng dẫn.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho ngưỡng rung tâm thất là nguyên nhân chính gây tử vong do dòng điện. Phân tích các kết quả của những nghiên cứu gần đây về chức năng sinh lý của tim và về ngưỡng rung tâm thất, đã cho phép đánh giá tốt hơn về ảnh hưởng của các tham số vật lý chính và, đặc biệt, của thời gian dòng điện chạy qua.
Tiêu chuẩn này chứa các thông tin về trở kháng của cơ thể và các ngưỡng dòng điện qua cơ thể đối với các ảnh hưởng sinh lý khác nhau. Thông tin này có thể kết hợp để ước lượng giá trị ngưỡng điện áp tiếp xúc xoay chiều và một chiều đối với các tuyến dòng điện nhất định đi qua cơ thể, điều kiện ẩm tiếp xúc và diện tích tiếp xúc trên da. Thông tin về ngưỡng điện áp tiếp xúc đối với các ảnh hưởng sinh lý nêu trong IEC 61201.
Tiêu chuẩn này đề cập cụ thể đến các ảnh hưởng của dòng điện. Khi đánh giá các ảnh hưởng nguy hại của trường hợp bất kỳ lên người và gia súc thì các hiện tượng không điện khác, bao gồm ngã, nhiệt, cháy, hoặc tương tự cũng phải được tính đến. Các vấn đề này không nằm trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này nhưng bản thân chúng có thể là rất nghiêm trọng.
Các công việc nghiên cứu gần đây cũng được thực hiện trên các tham số vật lý ngẫu nhiên khác, đặc biệt là dạng sóng và tần số của dòng điện và trở kháng của cơ thể người.
Do đó các phép đo đã được thực hiện trên 10 người sử dụng diện tích bề mặt tiếp xúc trung bình và nhỏ, trong tình trạng khô, ướt nước và ướt nước muối, tuyến dòng điện bàn tay-bàn tay, ở điện áp tiếp xúc là 25 V xoay chiều tần số 50 Hz. Giá trị trở kháng cho một cấp tỷ lệ 5 %, 50 % và 95 % đư
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 182:1965 về Khí cụ điện dùng trong công nghiệp - Dãy dòng điện định mức
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 183:1965 về công tắc, cầu dao - Dãy dòng điện định mức
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8334-3-1:2010 (IEC 62226-3-1: 2007) về Phơi nhiễm trong trường điện hoặc trường từ ở dải tần số thấp và tần số trung gian - Phương pháp tính mật độ dòng điện và trường điện cảm ứng bên trong cơ thể người - Phần 3-1: Phơi nhiễm trong trường điện - Mô tả giải tích và mô hình đánh số hai chiều
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 182:1965 về Khí cụ điện dùng trong công nghiệp - Dãy dòng điện định mức
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 183:1965 về công tắc, cầu dao - Dãy dòng điện định mức
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9621-3:2013 (IEC/TR 60479-3:1998) về Ảnh hưởng của dòng điện lên người và gia súc - Phần 3: Ảnh hưởng của dòng điện chạy qua cơ thể gia súc
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9621-2:2013 (IEC/TS 60479-2:2007) về Ảnh hưởng của dòng điện lên người và gia súc – Phần 2: Khía cạnh đặc biệt
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8334-3-1:2010 (IEC 62226-3-1: 2007) về Phơi nhiễm trong trường điện hoặc trường từ ở dải tần số thấp và tần số trung gian - Phương pháp tính mật độ dòng điện và trường điện cảm ứng bên trong cơ thể người - Phần 3-1: Phơi nhiễm trong trường điện - Mô tả giải tích và mô hình đánh số hai chiều
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9621-1:2013 (IEC/TS 60479-1:2005) về Ảnh hưởng của dòng điện lên người và gia súc – Phần 1: Khía cạnh chung
- Số hiệu: TCVN9621-1:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực