Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT - XÁC ĐỊNH TRỊ SỐ PEROXIT - PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ ĐIỆN THẾ
Animal and vegetable fats and oils - Determination of peroxide value - Potentiometric end-point determination
Lời nói đầu
TCVN 9532 2012 hoàn toàn tương đương với ISO 27107:2008;
TCVN 9532:2012 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Trong nhiều năm, đã có nhiều phương pháp được xây dựng để xác định các peroxit trong dầu và mỡ. Nguyên tắc chung của các phương pháp này là giải phóng iot ra khỏi kali iodua trong môi trường axit. Phương pháp theo Wheeler (Tài liệu tham khảo [6]) là phương pháp chuẩn đầu tiên được nhiều tổ chức chấp nhận từ 50 năm trước và được các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và các phòng thử nghiệm được công nhận sử dụng rộng rãi để kiểm soát hàng hóa. Trong luật thực phẩm quốc gia và quốc tế (bao gồm cả Codex Alimentarius) thường quy định giới hạn chấp nhận được đối với các trị số peroxit. Do có sự bất thường về độ tái lập của các kết quả nên có sự sai khác đôi chút giữa các phương pháp đã được tiêu chuẩn hóa. Một điểm rất quan trọng đó là sự phụ thuộc của kết quả vào lượng mẫu được dùng trong phép xác định. Phép xác định trị số peroxit (PV) là một quy trình đòi hỏi kinh nghiệm cao, nên Tiểu ban kỹ thuật ISO/TC 34/SC 11 đã quyết định chọn khối lượng mẫu là 5 g đối với PV > 1; 10 g đối với PV ≤ 1 và giới hạn có thể áp dụng được của phương pháp này cho dầu mỡ động vật và thực vật có trị số peroxit từ 0 mmol đến 15 mmol oxi hoạt hóa trên kilogam. Người sử dụng tiêu chuẩn này cần biết rằng các kết quả thu được có thể thấp hơn đôi chút so với các kết quả tiêu chuẩn trước đó.
DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT - XÁC ĐỊNH TRỊ SỐ PEROXIT - PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ ĐIỆN THẾ
Animal and vegetable fats and oils - Determination of peroxide value - Potentiometric end-point determination
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn độ điện thế để xác định trị số peroxit trong các loại dầu mỡ động vật vả thực vật, được tính bằng mili đương lượng oxi hoạt hóa trên kilogam.
Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại dầu mỡ động vật và thực vật, các axit béo và các hợp chất của chúng có trị số peroxit từ 0 meq đến 30 meq oxi hoạt hóa trên kilogam. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho margarin và các loại chất béo dạng phết có hàm lượng nước khác nhau. Phương pháp này không áp dụng cho chất béo sữa hoặc lecithin.
CHÚ THÍCH: Phương pháp chuẩn độ iot (quan sát bằng mắt thường) để xác định trị số peroxit được nêu trong TCVN 6121 (ISO 3960). Đối với chất béo sữa thì phương pháp xác định trị số peroxit được quy định trong ISO 3976.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6128 (ISO 661), Dầu mỡ động vật và thực vật - Chuẩn bị mẫu thử.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Trị số peroxit (peroxide value)
(PV)
Lượng chất có trong mẫu thử, tính bằng đơn vị oxi hoạt hóa, oxi hóa kali iodua, ở điều kiện quy định theo tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Trị số peroxit thường được biểu thị bằng mill đương lượng oxi hoạt hóa trên kilogam dầu nhưng cũng có thể được biểu thị (theo đơn vị SI) bằng milimol oxi hoạt hóa trên kilogam dầu. Trị số biểu thị bằng milimol oxi hoạt hóa trên kilogam bằng m
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6122:2010 (ISO 3961 : 2009) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số iôt
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9528:2012 (ISO 15303:2001) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Phát hiện và nhận biết chất nhiễm bẩn hữu cơ dễ bay hơi bằng sắc kí khí/phổ khối lượng (GC/MS)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9529:2012 (ISO 15774:2000) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng cadimi bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử trực tiếp dùng lò graphit
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9530:2012 ( ISO/TS 21033:2011 và Sửa đổi 1:2012) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định các nguyên tố vết bằng phương pháp phổ phát xạ quang học plasma cảm ứng cao tần (ICP-OES)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9531:2012 (ISO 15753:2006 và Sửa đổi 1:2011) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định các hydrocacbon thơm đa vòng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10108:2013 (ISO 8420 : 2002) về Dầu mỡ động vật và thực vật – Xác định hàm lượng các hợp chất phân cực
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10109:2013 (ISO 8534:2008) về Dầu mỡ động vật và thực vật – Xác định hàm lượng nước – Phương pháp Karl Fischer (không chứa pyridin)
- 1Quyết định 3577/QĐ-BKHCN năm 2012 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6128:1996 (ISO 661:1989) về dầu mỡ động vật và thực vật - chuẩn bị mẫu thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6121:2010 (ISO 3960 : 2007) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số peroxit - Phương pháp xác định điểm kết thúc chuẩn độ Iôt (quan sát bằng mắt thường)
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6122:2010 (ISO 3961 : 2009) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số iôt
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9528:2012 (ISO 15303:2001) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Phát hiện và nhận biết chất nhiễm bẩn hữu cơ dễ bay hơi bằng sắc kí khí/phổ khối lượng (GC/MS)
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9529:2012 (ISO 15774:2000) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng cadimi bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử trực tiếp dùng lò graphit
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9530:2012 ( ISO/TS 21033:2011 và Sửa đổi 1:2012) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định các nguyên tố vết bằng phương pháp phổ phát xạ quang học plasma cảm ứng cao tần (ICP-OES)
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9531:2012 (ISO 15753:2006 và Sửa đổi 1:2011) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định các hydrocacbon thơm đa vòng
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2625:2007 (ISO 5555:2001) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Lấy mẫu
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10108:2013 (ISO 8420 : 2002) về Dầu mỡ động vật và thực vật – Xác định hàm lượng các hợp chất phân cực
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10109:2013 (ISO 8534:2008) về Dầu mỡ động vật và thực vật – Xác định hàm lượng nước – Phương pháp Karl Fischer (không chứa pyridin)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9532:2012 (ISO 27107 : 2008) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định trị số peroxit - Phương pháp chuẩn độ điện thế
- Số hiệu: TCVN9532:2012
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2012
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra