Microorganisms - Determination of the antagonistic activity to Ralstonia solanacearum Smith causing bacteria wilt disease of upland plant
Lời nói đầu
TCVN 9300:2014 do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VI SINH VẬT - PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH ĐỐI KHÁNG CỦA VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG VỚI VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM SMITH GÂY BỆNH HÉO XANH TRÊN CÂY TRỒNG CẠN
Microorganisms - Determination of the antagonistic activity to Ralstonia solanacearum Smith causing bacteria wilt disease of upland plant
Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc xác định hoạt tính đối kháng của các vi sinh vật đối kháng (được phân lập từ các nguồn khác nhau) với vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây bệnh héo xanh trên cây trồng cạn.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau.
2.1. Vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây bệnh héo xanh trên cây trồng cạn (antagonistic microorganismsms to Ralstonia solanacearum Smith causing bacteria wilt disease of upland plant)
Các vi sinh vật có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển hay làm mất hoặc giảm độc tính gây bệnh héo xanh của vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith trên cây trồng cạn.
2.2. Hoạt tính đối kháng của vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây bệnh héo xanh trên cây trồng cạn (antagonistic activity microorganismsms to Ralstonia solanacearum Smith causing bacteria wilt disease of upland plant)
Khả năng của vi sinh vật:
- tạo được vòng đối kháng (vòng trong suốt) bao quanh khuẩn lạc/cụm khuẩn lạc của vi sinh vật đó khi tiếp xúc với vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây bệnh héo xanh khi nuôi cấy trên môi trường nhân tạo và
- làm giảm được tỷ lệ cây trồng bị bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây ra.
2.3. Cây bị bệnh (desease plant)
Cây có ít nhất một lá cây bị bệnh héo xanh vi khuẩn
Có thể sử dụng các môi trường có bán sẵn trên thị trường hoặc môi trường dưới đây:
3.1. Thành phần môi trường
3.1.1. Môi trường nuôi cấy vi khuẩn Rastonia solanacearum Smith
Môi trường SP (Sucrose Peptone)
Xem A.1 của Phụ lục A.
3.1.2. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật đối kháng
Trường hợp đã biết rõ loài vi sinh vật đối kháng cần xác định, môi trường được sử dụng để nuôi cấy là môi trường đặc hiệu hoặc môi trường có thành phần thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của loài vi sinh vật đã biết.
Trường hợp chưa biết chính xác vi sinh vật cần xác định thì lựa chọn một trong các môi trường nuôi cấy như sau.
3.1.2.1. Môi trường nuôi cấy vi khuẩn
Môi trường Thịt - Pepton
Xem A.2 của Phụ lục A.
3.1.2.2. Môi trường nuôi cấy nấm sợi
- Môi trường Czapeck – Dox
Xem A.3 của Phụ lục A.
- Môi trường PD (Potato Dextrose)
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 10TCN 867:2006 về vi sinh vật - Phương pháp đánh giá hoạt tính đối kháng nấm gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8131:2009 (ISO 21567 : 2004) về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện Shigella Spp
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8127:2009 (ISO 10273 : 2003) về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện Yersinia enterocolitica gây bệnh giả định
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10785:2015 về Vi sinh vật - Xác định khả năng hòa tan kali
- 1Quyết định 1864/QĐ-BKHCN năm 2014 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Vi sinh vật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 10TCN 714:2006 về vi sinh vật - phương pháp đánh giá hoạt tính đối kháng vi khuẩn gây bệnh héo xanh cây trồng cạn ralstonia solanacearum smith
- 3Tiêu chuẩn ngành 10TCN 867:2006 về vi sinh vật - Phương pháp đánh giá hoạt tính đối kháng nấm gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8131:2009 (ISO 21567 : 2004) về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện Shigella Spp
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8127:2009 (ISO 10273 : 2003) về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện Yersinia enterocolitica gây bệnh giả định
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10785:2015 về Vi sinh vật - Xác định khả năng hòa tan kali
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9300:2014 về Vi sinh vật - Phương pháp đánh giá hoạt tính đối kháng của vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây bệnh héo xanh trên cây trồng cạn
- Số hiệu: TCVN9300:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2014
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực