Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9073:2011

ISO 13349:2010

QUẠT - TỪ VỰNG VÀ ĐỊNH NGHĨA CÁC LOẠI QUẠT

Fans - Vocabulary and definitions of categories

Lời nói đầu

TCVN 9073:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 13349: 2010.

TCVN 9073:2011 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc Gia TCVN/TC 117 Quạt công nghiệp biên soạn, Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUẠT - TỪ VỰNG VÀ ĐỊNH NGHĨA CÁC LOẠI QUẠT

Fans - Vocabulary and definitions of categories

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định định nghĩa thuật ngữ và cho các loại quạt được sử dụng cho mọi mục đích. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho an toàn điện.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả các sửa đổi).

TCVN 8113-1:2009 (ISO 5167-1-2003), Đo lưu lượng chất lỏng bằng cơ cấu chênh áp được lắp vào đường ống dẫn chứa đầy chất lỏng có mặt cắt ngang tròn - Phần 1: Nguyên tắc chung và các yêu cầu);

ISO 5801:2007, Industrial fans - Performance testing using standardized airways (Quạt công nghiệp - Thử đặc tính khi sử dụng đường thông gió tiêu chuẩn);

ISO 5802:2001, Industrial fans - Performance testing in situ (Quạt công nghiệp - Thử đặc tính tại hiện trường);

ISO 13351, Fans - Dimensions (Quạt - Kích thước).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa được cho trong ISO 5167-1 và ISO 5801 và các thuật ngữ, định nghĩa sau.

3.1. Quạt (fans)

3.1.1. Quạt (fan)

Máy có cánh quay nhận năng lượng cơ học và sử dụng năng lượng này bởi một hoặc nhiều bộ cánh được lắp với các lá cánh để duy trì dòng không khí hoặc khí khác chảy liên tục qua máy và công trên một đơn vị khối lượng của máy thường không vượt quá 25 kJ/kg.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “quạt" được dùng theo nghĩa quạt như đã cung cấp mà không có bất cứ bộ phận bổ sung thêm nào cho cửa vào hoặc cửa ra trừ khi bộ phận bổ sung thêm này được quy định.

CHÚ THÍCH 2: Các quạt được định nghĩa theo lắp đặt chức năng, đường dẫn lưu chất và các điều kiện vận hành.

CHÚ THÍCH 3: Nếu công trên một đơn vị khối lượng vượt quá giá trị 25 kJ/kg thì máy được gọi là máy nén tuabô. Điều này có nghĩa là đối với mật độ không khí trong bình qua quạt 1,2 kg/m3, áp suất của quạt không vượt quá 1,2 x 25 kJ/kg, nghĩa là 30 kPa và tỷ số nén không vượt quá 1,30 vì áp suất khí quyển xấp xỉ bằng 100 kPa.

3.1.2. Quạt không có dẫn động (bare shaft fan)

Quạt không có các bộ phận (dẫn động) thiết bị phụ hoặc phụ tùng.

Xem ISO 12759.

3.1.3. Quạt bị dẫn động (driven fan)

Bộ cánh quạt được lắp hoặc được nối ghép với động cơ, có hoặc không có cơ cấu truyền động, thân quạt hoặc phương tiện thay đổi tốc độ truyền động.

Xem ISO 12759.

3.2. Không khí (air)

Thuật ngữ được gọi tắt cho cụm từ “không khí hoặc khí khác“.

3.3. Không khí tiêu chuẩn (standard air)

Không khí theo qui ước có tỷ trọng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9073:2011 (ISO 13349:2010) về Quạt - Từ vựng và định nghĩa các loại quạt

  • Số hiệu: TCVN9073:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản