Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8444 : 2010

TINH DẦU – XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG TƯƠNG ĐỐI Ở 20C – PHƯƠNG PHÁP CHUẨN

Essential oils – Determination of relative density at 20°C – Reference method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn để xác định tỷ trọng tương đối của tinh dầu ở 20°C

CHÚ THÍCH: Nếu cần phải thực hiện thử nghiệm tại nhiệt độ khác vì bản chất của tinh dầu, thì nhiệt độ đó phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm tương ứng với tinh dầu có liên quan. Hệ số hiệu chỉnh trung bình ở khoảng 20°C là từ 0,0007 đến 0,0008 trên một độ Celsius.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8443 (ISO 356), Tinh dầu – Chuẩn bị mẫu thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Tỷ trọng tương đối ở 20 °C (relative density at 20 °C)

Tỷ số giữa khối lượng của một thể tích xác định của tinh dầu ở 20°C với khối lượng của cùng một thể tích nước cất cũng ở 20°C.

CHÚ THÍCH: Đại lượng này không có thứ nguyên và ký hiệu là .

3.2. Tỷ trọng tuyệt đối ở 20°C của tinh dầu (absolute density at 20°C of an essential oil)

Tỷ số giữa khối lượng của một thể tích xác định của tinh dầu ở 20°C với chính thể tích đó.

CHÚ THÍCH: Lượng này được biểu thị bằng gam trên mililit.

4. Nguyên tắc

Cân liên tiếp các thể tích bằng nhau của tinh dầu và nước ở 20°C, sử dụng bình đo tỷ trọng.

5. Thuốc thử

5.1. Nước cất, mới đun sôi và được làm nguội ngay đến khoảng 20°C.

6. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

6.1. Bình đo tỷ trọng bằng thủy tinh, dung tích danh nghĩa tối thiểu 5 ml.

CHÚ THÍCH 1: Có thể sử dụng các dụng cụ điện tử tự động có bán sẵn trên thị trường để đo chính xác tỷ trọng tương đối. Các dụng cụ này có thể được dùng để kiểm tra thường xuyên, khi có nghi ngờ phương pháp chuẩn cần đối chiếu với phương pháp đo bằng bình đo tỷ trọng.

CHÚ THÍCH 2: Các bình đo tỷ trọng được mô tả trong ISO 3507 [2].

6.2. Nồi cách thủy, có thể duy trì nhiệt độ ở 20°C ± 0,2°C.

6.3. Nhiệt kế đã được chuẩn hóa, để xác định nhiệt độ từ 10°C đến 30°C, được chia vạch tại 0,2°C hoặc 0,1°C.

6.4. Cân phân tích, chính xác đến 0,001 g.

7. Lấy mẫu

Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.

Phương pháp lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 8442 (ISO 212) [1].

8. Chú ý đặc biệt

Chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 8443 (ISO 356).

9. Cách tiến hành

9.1. Chuẩn bị bình đo tỷ trọng

Làm sạch cẩn thận bình đo tỷ trọng (6.1) và tráng tiếp bằng etanol và axeton rồi làm khô bên trong thành bình bằng dòng không khí khô.

Nếu cần, lau khô bên ngoài bình bằng khăn vải khô mềm hoặc giấy lọc.

Khi nhiệt độ của buồng cân và nhiệt độ của bình đo tỷ trọng cân bằng thì cân bình đo tỷ trọng cùng với nắp đậy (nếu có), chính xác đến 1 mg.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8444:2010 (ISO 279:1998)

  • Số hiệu: TCVN8444:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản