TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
BỆNH ĐỘNG VẬT - QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN - PHẦN 20: BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN
Animal diseases - Diagnostic procedure - Part 20: Swine erysipelas
Lời nói đầu
TCVN 8400-20 : 2014 do Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương - Cục Thú y biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
BỆNH ĐỘNG VẬT - QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN - PHẦN 20: BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN
Animal diseases - Diagnostic procedure - Part 20: Swine Erysipelas
CẢNH BÁO - Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm cho người xét nghiệm. Tiêu chuẩn này không thể đưa ra được tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Khi áp dụng tiêu chuẩn người sử dụng tiêu chuẩn phải tự thiết lập các thao tác phù hợp để đảm bảo an toàn sức khỏe và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định.
Tiêu chuẩn này quy định quy trình chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
Bệnh đóng dấu lợn (Swine Erysipelas)
Bệnh truyền nhiễm, triệu chứng điển hình của bệnh là trên da có những đám xuất huyết theo hình vuông, hình tròn, do vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae (E. rhusiopathiae) gây ra.
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích; sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có Rnase, trừ các trường hợp có quy định khác.
3.1. Môi trường nước thịt
3.2. Môi trường thạch máu, thạch cơ bản được bổ sung từ 5 % đến 7 % máu cừu, máu bê, hoặc máu thỏ (pha chế thạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
3.3. Huyết thanh ngựa.
3.4. Động vật thí nghiệm: chuột bạch hoặc chim bồ câu.
3.5. Bộ thuốc nhuộm Gram (Phụ lục A).
3.6. Thuốc nhuộm Giemsa (Phụ lục B).
3.7. Bộ giám định sinh hóa (Phụ lục C).
3.8. Nguyên liệu cho PCR (Phụ lục D).
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm sinh học và cụ thể như sau:
4.1. Tủ ấm, duy trì ở nhiệt độ 37 °C, có chứa 5 % CO2.
4.2. Kính hiển vi quang học: có vật kính với độ phóng đại 10 lần, 40 lần, 100 lần.
4.3. Đèn cồn.
4.4. Phiến kính, sạch.
4.5. Que cấy, vô trùng.
4.6. Ống nghiệm, sạch, vô trùng.
4.7. Que cấy chích sâu, vô trùng
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
5.1.1. Đặc điểm dịch tễ
- Vi khuẩn có thể phân lập được từ khoảng 50 loài động vật bao gồm: chim, cá, bò sát, động vật có vú;
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-19:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 22: Bệnh giả dại ở lợn
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-25:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 25: Bệnh cúm lợn
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-19:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 22: Bệnh giả dại ở lợn
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-25:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 25: Bệnh cúm lợn
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-20:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh đóng dấu lợn
- Số hiệu: TCVN8400-20:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2014
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực