Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8281 : 2009

ISO 15601 : 2000

BÚA - ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA ĐẦU BÚA THÉP - QUI TRÌNH THỬ

Hammer - Technical specifications concerning steel hammer heads - Test procedures

Lời nói đầu

TCVN 8281:2009 hoàn toàn tương đương với ISO 15601:2000.

TCVN 8281:2009 Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 29 Dụng cụ cầm tay biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BÚA - ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA ĐẦU BÚA THÉP - QUI TRÌNH THỬ

Hammer - Technical specifications concerning steel hammer heads - Test procedures

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính chất lượng của búa tay để đánh giá sự phù hợp với đầu búa và các bộ phận lắp ráp có liên quan.

Tiêu chuẩn xác định các đặc tính và phương pháp xác nhận đối với đầu búa và các bộ phận lắp ráp có liên quan.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các búa được sử dụng ở điều kiện làm việc bình thường, nghĩa là chỉ sử dụng để đập các vật có độ cứng lớn nhất là 46 HRC.

CHÚ THÍCH: Khi các vật đập có độ cứng lớn hơn có thể gây ra tróc vỡ, cần phải chọn các búa có tính chất khác với các quy định trong tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này không áp dụng với các đầu búa thép có khối lượng đầu nhỏ hơn 100 g.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 257-1 : 2007 (ISO 6508-1 : 2005), Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Rockwell - Phần 1: Phương pháp thử (thang A, B, C, D, F, G, H, K, N, T).

TCVN 8048-1:2009 (ISO 3130:1975), Gỗ - Xác định hàm lượng ẩm cho thử lý tính cơ tính.

3. Đặc tính đầu búa và phương pháp thử

3.1. Đặc tính độ cứng và xử lý nhiệt

Sau khi rèn, các bề mặt đập phải xử lý thoát cácbon.

Các đầu búa phải:

- Tôi cứng để đạt được cấu trúc mactenxit;

- Được ram sao cho bề mặt đập và đầu mũi búa, bao gồm móc nhổ đinh đạt độ cứng nằm trong khoảng (50 - 58) HRC.

Độ cứng của các điểm khác trên bề mặt đập phải như nhau với dung sai tổng của 5 HRC.

Phần giữa búa không được làm cứng và vùng gần lỗ búa, độ cứng không được lớn hơn 35 HRC. Vùng được làm cứng của bề mặt đập phải đạt chiều sâu ít nhất 3 mm; tại chiều sâu này, độ cứng không được nhỏ hơn 46 HRC và không lớn hơn độ cứng bề mặt (xem Hình 1).

Trong trường hợp búa đầu tròn (xem Hình 2) chiều sâu 3 mm của phần cứng tại các đầu mút chỉ áp dụng tại tâm theo đường tâm và hướng côn của đường kính tròn, để tránh vùng được làm cứng mở rộng đến vùng đỡ búa.

3.2. Phát hiện vết nứt

Toàn bộ đầu búa không được có vết nứt.

Để kiểm tra, phải sử dụng kỹ thuật dò khuyết tật hạt từ tính trong đó tác động dòng điện xoay chiều ít nhất là 15 mA/mm2 đối với đầu búa (xem Hình 3).

CHÚ DẪN:

1 Gối tựa tiếp xúc

2 Dòng điện

Hình 3 - Phương pháp dò vết nứt

Các vết nứt được phát hiện với phương pháp phù hợp.

Có thể sử dụng các phương pháp thử không phá hủy tương đương khác.

3.3. Vát cạnh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8281:2009 (ISO 15601 : 2000) về Búa - Đặc tính kỹ thuật của đầu búa thép - Qui trình thử

  • Số hiệu: TCVN8281:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản