KÌM VÀ KÌM CẮT – PHƯƠNG PHÁP THỬ
Pliers and nippers – Methods of test
Lời nói đầu
TCVN 8278:2009 hoàn toàn tương đương với ISO 5744:2004.
TCVN 8278:2009 Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 29 Dụng cụ cầm tay biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
KÌM VÀ KÌM CẮT – PHƯƠNG PHÁP THỬ
Pliers and nippers – Methods of test
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử để kiểm tra chức năng của kìm và kìm cắt.
Các thông số thử phải được quy định dựa trên chức năng sử dụng của dụng cụ.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
EN 12166:1988, Copper and copper aloys – Wire for general purposes (Đồng và hợp kim đồng – Dây thông dụng).
IEC 60317-0-1, Specifications for particular types of winding of wires – Part 0-1: General requirement – Enamelled round copper wire (Đặc tính kỹ thuật cho các kiểu dây uốn riêng biệt – Phần 0-1: Yêu cầu chung – Dây đồng tròn tráng men).
Nếu không có các quy định khác, các giá trị như kích thước dùng để xác định vị mẫu thử, lực thử và vị trí đặt lực có dung sai là ± 2,5%.
4.1. Yêu cầu chung
Phép thử phải được tiến hành trên các thiết bị phù hợp có thể kiểm tra được bằng cách so sánh với chuẩn.
Toàn bộ các phép thử phải thực hiện trên cùng một kìm được thử và theo trình tự của tiêu chuẩn này.
4.2. Kìm và kìm cắt
Đối với kìm có kiểu và kích thước, được cho trong tiêu chuẩn kích thước, xác định điểm đặt tải trên tay kìm với khoảng cách l1 tính từ tâm của đinh tán kết nối và đưa vào bên trong mỏ kìm một mẫu thử phù hợp (xem 4.4).
Nếu kìm được lắp với một tay cầm phù hợp, khi thử phải tháo bỏ tay cầm.
Tác động một tải trọng 50 N và đo chiều rộng w1 của tay kìm. Tăng tải trọng đến một giá trị xác định, F, như cho trong bảng của tiêu chuẩn sản phẩm được ứng dụng sau đó giảm tải trọng đến 50 N. Tác động tải trọng F bốn lần sau đó chiều rộng w2 tại trên cùng khoảng cách l1.
Hiệu giữa số đọc lần thứ nhất và số đọc lần thứ nhất không được lớn hơn giá trị lớn nhất của biến dạng dư (s = w1 – w2), xem Hình 1, Hình 2, Hình 3 và Hình 4, phù hợp với kiểu và kích thước của dụng cụ.
Sau khi thử, dụng cụ không được biến dạng để có thể ảnh hưởng đến sử dụng của dụng cụ.
Nếu tải trọng thử không có thể tiến hành thuận tiện tại khoảng cách l1 tính từ tâm của đinh tán nối ghép thì sẽ lấy một vị trí phù hợp hơn để đặt tải trọng được chọn theo khoảng cách l’1 từ tâm của đinh tán nối ghép. Tải trọng F’ tại khoảng cách l’1 tính từ tâm của đinh tán nối ghép, được tính theo công thức sau:
Trong đó
F là tải trọng đặt tại khoảng cách l1 (xem các Hình 1, Hình 2 và Hình 3);
F’ là tải trọng tính đặt tại khoảng cách l’1;
l
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8278:2009 (ISO 5744:2004) về Kìm và kìm cắt - Phương pháp thử
- Số hiệu: TCVN8278:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực