Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TCVN 8257-6 : 2009
TẤM THẠCH CAO - PHƯƠNG PHÁP THỬ- PHẦN 6: XÁC ĐỊNH ĐỘ HÚT NƯỚC
Gypsum boards - Test methods - Part 6: Determination of water absorption
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ hút nước của tấm thạch cao.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8257-1 : 2009, Tấm thạch cao - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định kích thước, độ sâu của gờ vuốt thon và độ vuông góc của cạnh.
TCVN 8257-2 : 2009, Tấm thạch cao - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định độ cứng của cạnh, gờ và lõi.
Độ hút nước của tấm thạch cao được đánh giá bằng sự thay đổi khối lượng của mẫu thử trước và sau khi ngâm nước trong khoảng thời gian quy định
Theo Điều 2 của TCVN 8257-1 : 2009.
5.1. Bể nước: Có kích thước không nhỏ hơn (406 x 406 x 75) mm có thể chứa nước ở nhiệt độ ổn định ở (27 ± 2) °C.
5.2. Đũa thủy tinh: có đường kính 6 mm hoặc thanh đỡ khác có thể giữ mẫu không chạm đáy bể chứa.
5.3. Cân: có độ chính xác đến 0,5 g.
6. Chuẩn bị mẫu thử
Cắt 3 mẫu thử có kích thước (305 x 305) mm ở giữa tấm mẫu bằng cách khía hoặc bẻ. Mẫu cắt ở khoảng giữa cách gờ và cách cạnh không nhỏ hơn 152 mm. Không xử lý gờ của mẫu hoặc phá hủy vật liệu phủ bề mặt.
7. Điều kiện ổn định mẫu thử
Ổn định mẫu thử theo Điều 7 của TCVN 8257-2:2009 và cân mẫu với độ chính xác 0,5 g (m0).
8. Cách tiến hành
Mẫu được đặt nằm ngang trên các thanh thủy tinh hoặc các thanh đỡ khác ngập trong nước khoảng 25 mm. Nếu mẫu nổi có thể dùng vật nặng vừa đủ để giữ mẫu tiếp xúc với thanh đỡ và ngâm dưới nước 25 mm.
Sau khi ngâm 2 h, lấy mẫu lên và lau bỏ nước dư trên bề mặt và cạnh bằng khăn vải mềm và ngay lập tức cân chính xác đến 0,5 g (m1).
Độ hút nước (H), tính bằng %, theo công thức:
H = | m1 - mo | x 100 |
mo |
9. Báo cáo thử nghiệm
Theo Điều 6 của TCVN 8257-1:2009.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 3099/QĐ-BKHCN năm 2009 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 168:1989 về thạch cao dùng để sản xuất xi măng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8654:2011 về thạch cao và sản phẩm thạch cao - Phương pháp xác định hàm lượng nước liên kết và hàm lượng sunfua trioxit tổng số
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8257-1:2009 về Tấm thạch cao - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định kích thước, độ sâu của gờ vuốt thon và độ vuông góc của cạnh
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8257-2:2009 về Tấm thạch cao - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định độ cứng của cạnh, gờ và lõi
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8257-6:2023 về Tấm thạch cao - Phương pháp thử cơ lý - Phần 6: Xác định độ hút nước
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8257-6:2009 về Tấm thạch cao - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định độ hút nước
- Số hiệu: TCVN8257-6:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra