Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8187 : 2009

ISO 2740 : 2009

VẬT LIỆU KIM LOẠI THIÊU KẾT, TRỪ HỢP KIM CỨNG – MẪU THỬ KÉO

Sintered metal materials, excluding hardmetals - Tensile test pieces

Lời nói đầu

TCVN 8187 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 2740 : 2009.

TCVN 8187 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 164 Thử cơ lý kim loại biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VT LIỆU KIM LOẠI THU KT, TRỪ HỢP KIM CỨNG – MU THỬ KÉO

Sintered metal materials, excluding hardmetals - Tensile test pieces

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các kim loại và hợp kim thiêu kết, trừ hợp kim cứng.

Tiêu chuẩn này quy định:

- kích thước của lòng khuôn được sử dụng để chế tạo mẫu thử kéo bằng cách ép và thiêu kết, và bằng đúc áp lực trong khuôn kim loại (MIM) và thiêu kết;

- kích thước của mẫu thử kéo được gia công từ vật liệu thiêu kết và vật liệu bột được nén ép.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không ghi năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả các sửa đổi).

TCVN 197 (ISO 6892) Vật liệu kim loại - Thử kéo ở nhiệt độ thường.

ISO 7500-1, Metallic materials - Verification of static uniaxial test machines - Part 1: Tension/compression testing machines - Verification and calibration of the force-measuring system (Vật liệu kim loại - Kiểm định máy thử một trục trạng thái tĩnh - Phần 1: Máy thử kéo/nén - Kiểm định và hiệu chuẩn hệ thống đo lực).

3. Phương pháp thử

3.1. Mẫu thử phải được thử phù hợp với TCVN 197 (ISO 6892) và máy thử kéo phải được hiệu chuẩn đạt tới cấp 1 theo ISO 7500-1.

3.2. Dữ liệu được báo cáo cho ba mẫu thử hoặc nhiều hơn.

4. Chế tạo mẫu thử

4.1 Mẫu thử được chế tạo bằng ép và thiêu kết

Mẫu thử kéo phải có chiều dày từ 5 mm đến 6,5 mm. Dung sai chiều dày là 1,5 mm phù hợp với sự thay đổi khối lượng riêng biểu kiến của bột kim loại. Khi thử, các mẫu thử mỏng hơn có độ trượt khi kẹp nhỏ hơn và thích hợp hơn để kéo đứt gần tâm của chiều dài đo.

Nếu cần đo độ giãn dài, có thể vạch các dấu mảnh cách nhau 25 mm và đối xứng qua đường tâm [xem Hình 1a) và Hình 2a)]. Giữa các dấu đã vạch, chiều dày không được thay đổi lớn hơn 0,04 mm. Chiều dài đo phải được vạch theo cách sao cho đặc tính kéo không bị ảnh hưởng.

Do khả năng tách lớp ở các góc của mẫu thử được kết lại trong điều kiện phòng thử nghiệm, các mẫu thử thiêu kết đại diện phải được kiểm tra kim tương để chỉ ra rằng không có tách lớp dài hơn 0,25 mm.

4.2 Yêu cầu kỹ thuật của khuôn ép

Các kích thước của hai lòng khuôn cho phép được chỉ ra trên Hình 1b) và Hình 2b). Các khuôn tốt nhất là làm bằng hợp kim cứng và sự gia công hoàn thiện bề mặt khuôn phải sao cho có thể ép mẫu thử dưới điều kiện bình thường. Khuôn có thể có độ côn thoát (góc thoát khuôn) để lấy mẫu thử ra dễ dàng và để tránh các nứt vỡ hoặc các tách lớp ở mẫu thử. Lòng khuôn được làm côn 0,01 mỗi bên để trợ giúp việc lấy mẫu, có thể được mở rộng bằng 0,5 % đối với khuôn được sử dụng để ép lại. Khuôn phải được hỗ trợ tốt bằng cách lắp các vòng co siết, để giảm đến mức thấp nhất sự giãn nở ở các mặt xung quanh trong quá trình nén chặt. Kết cấu này làm giảm khả năng bị nứt vỡ của mẫu khi lấy ra khỏ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8187:2009 (ISO 2740 : 2009) về Vật liệu kim loại thiêu kết, trừ hợp kim cứng - Mẫu thử kéo

  • Số hiệu: TCVN8187:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản