Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
GIẢI THÍCH CÁC DỮ LIỆU THỐNG KÊ - PHẦN 6: XÁC ĐỊNH KHOẢNG DUNG SAI THỐNG KÊ
Statistical interpretation of data - Part 6: Determination of statistical tolerance intervals
Lời nói đầu
TCVN 8006-6 : 2009 thay thế cho TCVN 4549-1988;
TCVN 8006-6 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 16269-6 : 2005;
TCVN 8006-6 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn ISO 16269 còn có tiêu chuẩn sau:
- ISO 16269-7, Statistical interpretation of data - Part 7: Median - Estimation and confidence intervals
- ISO 16269-8, Statistical interpretation of data - Part 8: Determination of prediction intervals
Lời giới thiệu
Khoảng dung sai thống kê là khoảng ước lượng, dựa trên mẫu, có thể được khẳng định với mức tin cậy 1 - a, ví dụ 95 %, rằng khoảng đó chứa ít nhất một tỷ lệ p quy định các cá thể trong tổng thể. Giới hạn của một khoảng dung sai thống kê được gọi là giới hạn dung sai thống kê. Mức tin cậy 1 - a là xác suất mà một khoảng dung sai thống kê được thiết lập theo cách thức quy định sẽ chứa ít nhất một tỷ lệ p của tổng thể. Ngược lại, xác suất mà khoảng này chứa ít hơn tỷ lệ p của tổng thể là a. Tiêu chuẩn này mô tả khoảng dung sai một phía và hai phía; khoảng một phía gồm giới hạn trên hoặc giới hạn dưới, còn khoảng hai phía gồm cả giới hạn trên và giới hạn dưới.
Khoảng dung sai là hàm số của các quan sát mẫu, nghĩa là thống kê, và chúng thường có các giá trị khác nhau đối với các mẫu khác nhau. Các quan sát này nhất thiết phải độc lập để các quy trình trong tiêu chuẩn này có hiệu lực.
Tiêu chuẩn này cung cấp hai loại khoảng dung sai, tham số và phi tham số. Cách tiếp cận tham số dựa trên giả định là đặc trưng nghiên cứu trong tổng thể có phân bố chuẩn; do đó, mức tin cậy để khoảng dung sai thống kê tính được chứa ít nhất một tỷ lệ p của tổng thể chỉ có thể lấy là 1 - a nếu giả thiết phân bố chuẩn là đúng. Đối với các đặc tính phân bố chuẩn, khoảng dung sai thống kê được xác định bằng cách sử dụng một trong các biểu mẫu A, B, C hoặc D trong Phụ lục A.
Phương pháp tham số đối với các phân bố không phải là phân bố chuẩn không được xem xét trong tiêu chuẩn này. Nếu nghi ngờ có sai lệch so với phân bố chuẩn thì có thể thiết lập khoảng dung sai thống kê phi tham số. Quy trình xác định khoảng dung sai thống kê đối với phân bố liên tục bất kỳ được nêu trong biểu mẫu E và F của Phụ lục A.
Trong quản lý quá trình thống kê, có thể sử dụng các giới hạn dung sai trong tiêu chuẩn này để so sánh khả năng tự nhiên của quá trình với một hoặc hai giới hạn quy định cho trước, giới hạn trên U hoặc giới hạn dưới L, hoặc cả hai. Trên thực tế, các giới hạn dung sai này còn được gọi là giới hạn quá trình tự nhiên. Xem ISO 3534-2:1993, 3.2.4, còn các lưu ý chung trong ISO 3207 sẽ được hủy bỏ và thay bằng tiêu chuẩn này.
Nằm cao hơn giới hạn trên U có tỷ lệ không phù hợp trên pU/(ISO 3534-2:2006, 3.2.5 5 và 3.3.1.4), nằm thấp hơn giới hạn dưới L có tỷ lệ không phù hợp dưới pL (ISO 3534-2:2006, 3.2.5.6 và 3.3.1.5). Tổng pU + pL = pT được gọi là tổng tỷ lệ không phù hợp. (ISO 3534-2:2006, 3.2.5.7). Giữa các giới hạn quy định U và L có tỷ lệ phù hợp 1 - pT.
Trong quản lý quá trình thống kê, giới hạn U và L được định trước còn các tỷ lệ pU, pL và pT cần được tính, nếu giả định là biết trước phân bố, hoặc nếu không thì ước lượng. Có nhiều ứng dụng của khoảng dung sai thống kê mặc dù trên đây mới đưa ra một ví dụ về vấn đề kiểm soát chất lượng. Các ứng dụng rộng rãi và nhiều khoảng dung sai thống kê được đề cập trong sách giáo khoa như của Hahn và Meeker
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9603:2013 (ISO 5479:1997) về Giải thích dữ liệu thống kê - Kiểm nghiệm sai lệch so với phân bố chuẩn
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7981-3:2009 (ISO/TS 17369-3:2005) về Trao đổi siêu dữ liệu và dữ liệu thống kê - Phần 3: Lược đồ và tài liệu SDMX-ML
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7981-4:2009 (ISO/TS 17369-4:2005) về Trao đổi siêu dữ liệu và dữ liệu thống kê - Phần 4: Cú pháp và tài liệu SDMX-EDI
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9603:2013 (ISO 5479:1997) về Giải thích dữ liệu thống kê - Kiểm nghiệm sai lệch so với phân bố chuẩn
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7981-3:2009 (ISO/TS 17369-3:2005) về Trao đổi siêu dữ liệu và dữ liệu thống kê - Phần 3: Lược đồ và tài liệu SDMX-ML
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7981-4:2009 (ISO/TS 17369-4:2005) về Trao đổi siêu dữ liệu và dữ liệu thống kê - Phần 4: Cú pháp và tài liệu SDMX-EDI
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8006-6:2015 (ISO 16269-6:2014) về Giải thích dữ liệu thống kê – Phần 6: Xác định khoảng dung sai thống kê
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8006-6:2009 (ISO 16269-6 : 2005) về Giải thích các dữ liệu thống kê - Phần 6: Xác định khoảng dung sai thống kê
- Số hiệu: TCVN8006-6:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra