Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8-22:2002

ISO 128-22:1999

BẢN VẼ KỸ THUẬT – NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ BIỂU DIỄN - PHẦN 22: QUY ƯỚC CƠ BẢN VÀ CÁCH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI ĐƯỜNG DẪN VÀ ĐƯỜNG CHÚ DẪN

Technical drawings – General principles of presentation – Part 22: Basic convention and applications for leader lines and reference lines

Lời nói đầu

TCVN 8-22:2002 hoàn toàn tương đương với ISO 128-22:1999

Tiêu chuẩn này do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC10 Bản vẽ kỹ thuật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

BẢN VẼ KỸ THUẬT – NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ BIỂU DIỄN - PHẦN 22: QUY ƯỚC CƠ BẢN VÀ CÁCH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI ĐƯỜNG DẪN VÀ ĐƯỜNG CHÚ DẪN

Technical drawings – General principles of presentation – Part 22: Basic convention and applications for leader lines and reference lines

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các quy tắc chung về biểu diễn đường dẫn, đường chú dẫn và các phần cấu thành của chúng, cũng như cách bố trí các chỉ dẫn ở phía trên hoặc bên cạnh đường dẫn trong mọi loại tài liệu kỹ thuật.

2. Tài liệu trích dẫn

TCVN 8-20:2002 (ISO 128-20:1996) Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 20: Các quy ước cơ bản về nét vẽ.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1. Đường dẫn (Leader line): Là một đường vẽ bằng nét liền mảnh, nối một từ một phần tử của hình biểu diễn đến một chỉ dẫn bằng số thứ tự và/hoặc bằng chữ (chú thích, các yêu cầu kỹ thuật, các chú dẫn phần tử v.v…)

3.2. Đường chú dẫn (Reference line): Là một đường vẽ bằng nét liền mảnh theo phương nằm ngang hoặc thẳng đứng, nối với đường dẫn, có các chỉ dẫn bổ sung đặt ở phía trên hoặc bên cạnh.

4. Biểu diễn đường dẫn

Đường dẫn được vẽ bằng nét liền mảnh phù hợp với TCVN 8-20:2002. Đường dẫn cần tạo thành một góc nghiêng so với hình biểu diễn tương ứng và/hoặc so với đường khung của tờ giấy vẽ, đồng thời không được song song với các đường lân cận, ví dụ đường gạch gạch mặt cắt. Góc nghiêng so với các đường đó phải lớn hơn 15o (Xem các hình từ 1 đến 13).

Các đường dẫn có thể vẽ từ một điểm tạo thành các góc nhọn (xem hình 5). Hai hoặc nhiều đường dẫn có thể trùng nhau (xem hình 2, 5, 7, 8 và 11). Các đường dẫn không được cắt ngang qua các đường dẫn khác, hoặc các đường chú dẫn khác, hoặc các chỉ dẫn như ký hiệu bằng hình vẽ, hoặc các giá trị kích thước.

Đường dẫn phải có tại điểm cuối chỉ vào phần tử của hình biểu diễn như sau:

- Bằng một mũi tên tô đen hoặc một mũi tên không tô đen (góc ở đầu mũi tên 15o) chỉ vào đường bao hoặc cạnh của chi tiết, đường ống hoặc đường dây cáp trên hình biểu diễn mặt bằng, trên các biểu diễn hoặc sơ đồ; mũi tên có thể chỉ vào giao điểm của các đường bao, các cạnh với các đường khác ví dụ đường trục đối xứng (xem các ví dụ từ hình 1 đến hình 7).

Chú thích – Nếu có nhiều cạnh (của các chi tiết) song song với nhau, cho phép dùng các gạch xiên thay cho mũi tên (xem IEC 61082-1). Xem ví dụ trên hình 8.

- Bằng một dấu chấm (d = 5 x chiều rộng nét) nếu điểm cuối của đường dẫn nằm bên trong đường bao của chi tiết (xem ví dụ ở hình 9 đến hình 11).

- Không có mũi tên hoặc dấu chấm, nếu điểm cuối của đường dẫn chạm vào các đường khác, ví dụ đường kích thước hoặc đường trục đối xứng (xem các ví dụ trên hình 12 và hình 13)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8-22:2002 (ISO 128-22:1999) về Bản vẽ kỹ thuật - Nguyên tắc chung về biểu diễn - Phần 22: Quy ước cơ bản và cách áp dụng đối với đường dẫn và đường chú dẫn

  • Số hiệu: TCVN8-22:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 31/12/2002
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản