Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BÓNG ĐÈN HUỲNH QUANG COMPACT - HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG
Compact fluorescent lamps - Energy efficiency
Lời nói đầu
TCVN 7896:2015 thay thế TCVN 7896:2008;
TCVN 7896:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E11 Chiếu sáng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Bóng đèn huỳnh quang compact (CFL) là một trong các sản phẩm phải dán nhãn năng lượng theo Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg. Năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố TCVN 7896:2008, Bóng đèn huỳnh quang compact - Hiệu suất năng lượng. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn, tính năng và yêu cầu về hiệu suất năng lượng của bóng đèn huỳnh quang compact.
Năm 2013, Việt Nam đã chính thức tham gia Công ước Minamata về kiểm soát các hoạt động liên quan đến sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, phân phối, vận chuyển, sử dụng, lưu trữ và thải bỏ thủy ngân nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường do phát thải nhân sinh của thủy ngân và các hợp chất thủy ngân. Các quốc gia thành viên sau khi ký kết sẽ có lộ trình đến năm 2020 để thực thi các quy định của Công ước.
Hiện nay một số tiêu chuẩn quốc gia và khu vực đã có quy định về hàm lượng thủy ngân trong bóng đèn CFL, cụ thể như sau*:
- Tiêu chuẩn IEC (đang biên soạn): không được vượt quá 5 mg.
- Tiêu chuẩn EN: không được vượt quá 4 mg.
- Tiêu chuẩn Úc/New Zealand: không được vượt quá 5 mg.
- Tiêu chuẩn US Energy Star: không được vượt quá 5 mg đối với các bóng đèn nhỏ hơn 25 W và 6 mg đối với các bóng đèn lớn hơn hoặc bằng 25 W.
- Tiêu chuẩn ELI: không được vượt quá 5 mg.
- Tiêu chuẩn ALC: không được vượt quá 5 mg.
Trong TCVN 7896:2015 chưa đưa ra các yêu cầu về hàm lượng thủy ngân tối đa trong bóng đèn CFL. Tuy nhiên, nhằm góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, các nhà chế tạo cần quan tâm đến chỉ tiêu này để sản xuất ra các loại bóng đèn có hàm lượng thủy ngân thấp. Khuyến khích các nhà chế tạo công bố hàm lượng thủy ngân sử dụng trong bóng đèn bằng cách ghi trực tiếp trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm, hoặc ghi trong các tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.
Trong lần soát xét tiếp theo, yêu cầu về hàm lượng thủy ngân sẽ được xem xét để đưa vào nội dung chính của tiêu chuẩn.
BÓNG ĐÈN HUỲNH QUANG COMPACT - HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG
Compact fluorescent lamps - Energy efficiency
Tiêu chuẩn này áp dụng cho bóng đèn huỳnh quang compact (sau đây viết tắt là CFL) làm việc với balát điện tử tích hợp, có dải công suất từ 5 W đến 60 W, dùng cho mục đích chiếu sáng thông dụng.
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 7672:2014 (IEC 60968:2012), Bóng đèn có balát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng - Yêu cầu về an toàn
TCVN 7673:2007 (IEC 60969:2001), Bóng đèn có balat lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng - Yêu cầu về tính năng
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7591:2006 (IEC 61199 : 1999) về Bóng đèn huỳnh quang một đầu – Quy định về an toàn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7670:2007 (IEC 60081:2002, With Amendment 2:2003 And Amendment 3:2005) về Bóng đèn huỳnh quang hai đầu - Yêu cầu về tính năng
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5175:2006 (IEC 61195 : 1999) về Bóng đèn huỳnh quang hai đầu - Quy định về an toàn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8252:2015 về Nồi cơm điện - Hiệu suất năng lượng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13079-1:2020 (IEC 62471:2006) về An toàn quang sinh học của bóng đèn và hệ thống bóng đèn - Phần 1: Quy định chung
- 1Quyết định 51/2011/QĐ-TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7673:2007 ( IEC 60969:2001) về bóng đèn có balát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng - Yêu cầu về tính năng
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7591:2006 (IEC 61199 : 1999) về Bóng đèn huỳnh quang một đầu – Quy định về an toàn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7670:2007 (IEC 60081:2002, With Amendment 2:2003 And Amendment 3:2005) về Bóng đèn huỳnh quang hai đầu - Yêu cầu về tính năng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5175:2006 (IEC 61195 : 1999) về Bóng đèn huỳnh quang hai đầu - Quy định về an toàn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7896:2008 về Bóng đèn huỳnh quang compact - Hiệu suất năng lượng
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7672:2014 (IEC 60968:2012) về Bóng đèn có balát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng - Yêu cầu về an toàn
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8252:2015 về Nồi cơm điện - Hiệu suất năng lượng
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13079-1:2020 (IEC 62471:2006) về An toàn quang sinh học của bóng đèn và hệ thống bóng đèn - Phần 1: Quy định chung
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7896:2015 về Bóng đèn huỳnh quang compact - Hiệu suất năng lượng
- Số hiệu: TCVN7896:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra