HỆ THỐNG CHỐNG RƠI NGÃ CÁ NHÂN - PHẦN 6: CÁC PHÉP THỬ TÍNH NĂNG CỦA HỆ THỐNG
Personal fall-arrest systems - Part 6: System performance tests
Lời nói đầu
TCVN 7802 - 6 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 10333 - 6 : 2004.
TCVN 7802 - 6 : 2008 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 94 Phương tiện bảo hộ cá nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 7802 Hệ thống chống rơi ngã cá nhân gồm các phần sau:
- TCVN 7802-1 : 2007 (ISO 10333-1: 2000, Amd.1: 2002), Phần 1: Dây đỡ cả người.
- TCVN 7802-2 : 2007 (ISO 10333-2: 2000), Phần 2: Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng.
- TCVN 7802-3 : 2007 (ISO 10333-3: 2000), Phần 3: Dây cứu sinh tự co.
- TCVN 7802-4 : 2008 (ISO 10333-4: 2002, Phần 4: Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt.
- TCVN 7802-5 : 2008 (ISO 10333-5: 2001), Phần 5: Các bộ phận nối có cổng tự khoá và tự đóng.
- TCVN 7802-6 : 2008 (ISO 10333-6: 2004), Phần 6: Các phép thử tính năng của hệ thống.
Lời giới thiệu
Thiết bị chống rơi ngã đã từng được sản xuất và thử riêng rẽ từng bộ phận theo cách truyền thống, trước khi bắt đầu công việc các bộ phận này được người sử dụng nối lại với nhau theo trình tự để tạo thành một hệ thống chống rơi ngã cá nhân (HTCRN).
Điều này yêu cầu những nhân viên trong dây chuyền cung cấp và sử dụng phải là người có khả năng quyết định tập hợp của những bộ phận nào có thể nối với nhau và những tập hợp nào không thể nối với nhau.
Trải qua nhiều năm, một quy trình mô phỏng sự rơi và phép thử độ bền đã bộc lộ mối nguy hiểm của việc nối các bộ phận không đồng bộ với nhau, kết quả là phép thử không thực hiện được, hầu hết thất bại và có sự cố. Các ví dụ bao gồm: sự tách ngoài ý muốn của các mối nối, sự quá tải và ứng suất dư của các bộ phận bị hạn chế, và sự giảm không mong muốn của các tính năng. Những rắc rối này xuất hiện do những phân tích và quan tâm không đầy đủ đối với sự kết hợp cụ thể của các bộ phận đang được nói đến và bởi vì sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận trong khi rơi đã không được biết đến.
Những điều tra sau đó đã chỉ ra rằng hoạt động của một hệ thống hoàn chỉnh trong phép thử có thể bộ lộ những lỗi mà không thể phát hiện được khi thử từng bộ phận riêng rẽ.
Bởi vậy, năm 1979 và 1985 các tiêu chuẩn quốc tế về chống rơi ngã khác từ trước năm 1947 đã được soát xét lại để đảm bảo rằng các phép thử tính năng được thực hiện trên các hệ thống hoàn chỉnh. Điều này cho phép HTCRN hoàn chỉnh được thử theo giống như sử dụng trong thực tế và việc giữ rơi được mô phỏng càng giống càng tốt trong các điều kiện thử.
Tiêu chuẩn này ủng hộ hoàn toàn những yêu cầu cần thiết của các tiêu chuẩn hiện hành quy định cho các bộ phận được sử dụng để tạo thành các hệ thống chống rơi ngã cá nhân, cụ thể là các phần còn lại của bộ TCVN 7802 (ISO 10333), và ISO 14567.
Tuy nhiên, với việc nhận ra tầm quan trọng của các phép thử tính năng hệ thống chống rơi ngã cá nhân hoàn chỉnh, tiêu chuẩn cung cấp các phương pháp thử cho các tình huống mà ở đó việc xác định tính năng thỏa đáng của hệ thống và tính tương thích lẫn nhau của các bộ phận là quan trọng và cần thiết. Hơn thế nữa, khác với phương pháp thử bộ phận chỉ yêu cầu các phép thử cho các bộ phận riêng rẽ, yêu cầu trong tiêu chuẩn cho các bộ phận ở trên có quy định phép thử tính năng hệ thống áp dụng được cho các hệ thống chống rơi ngã cá nhân hoàn chỉnh.<
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-6:2008 (ISO 10333 - 6 : 2004) về Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Phần 6: Các phép thử tính năng của hệ thống
- Số hiệu: TCVN7802-6:2008
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2008
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực