Hệ thống pháp luật

TCVN 7695-3:2007

BÁNH RĂNG - QUY TRÌNH KIỂM FZG - PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP KIỂM FZG A/2,8/50 VỀ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI GÂY TRÓC RỖ TƯƠNG ĐỐI VÀ ĐẶC TÍNH MÀI MÒN CỦA DẦU BÔI TRƠN

Gears - FZG test procedures - Part 3: FZG test method A/2,8/50 for relative scuffing load-carrying capacity and wear characteristics of semifluid gear greases

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định một phương pháp kiểm dựa trên máy kiểm bánh răng theo chu trình kín FZG1) để xác định khả năng chịu tải tương đối của dầu bôi trơn bánh răng loại nửa lỏng được xác định bởi sự tróc rỗ bề mặt răng.

Phương pháp này rất hữu ích để đánh giá khả năng chịu tải gây tróc rỗ của mỡ bôi trơn bánh răng loại nửa lỏng NLGI cấp 0 đến 000, được sử dụng điển hình trong ăn khớp bánh răng ứng suất cao của các truyền động bánh răng khép kín. Phương pháp này chỉ có thể được áp dụng cho các loại mỡ tạo ra đủ lưu lượng bôi trơn trong hộp bánh răng kiểm của máy kiểm FZG.

CHÚ THÍCH: Phương pháp kiểm này tương đương về mặt kỹ thuật với DIN Fachberich 74.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

Trong tiêu chuẩn có viện dẫn các tài liệu sau. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản dưới đây. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2), Độ chính xác của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản để xác định tính lặp lại và sự tái tạo lại của phương pháp đo tiêu chuẩn.

TCVN 7577-1:2007 (ISO 1328 -1:1995), Bánh răng trụ - Hệ thống độ chính xác ISO - Phần 1: Định nghĩa và giá trị cho phép của sai lệch các mặt răng tương ứng của răng bánh răng.

TCVN 7695-1:2007 Bánh răng - Quy trình thử FZG - Phần 1: Phương pháp thử A/8,3/90 cho dầu bôi trơn theo quy trình FZG để xác định khả năng chịu tải tróc rỗ tương đối.

ISO 4287, Geometrical Product Specifications (GPS) - Surface texture: Profile method - Terms, definitions and surface texture parameters (Đặc tính hình học của sản phẩm - Nhám bề mặt: Phương pháp prôfin - Thuật ngữ, định nghĩa và các thông số nhám bề mặt).

ISO 4964, Steel - Hardness conversions (Thép - Chuyển đổi độ cứng).

ASTM D 235, Specification for Mineral Spirits (Petroleum Spirits) (Hydro-carbon Dry Cleaning Solvent) (Đặc tính kỹ thuật về cồn khoáng (cồn có nguồn gốc dầu mỏ) (Dung môi làm sạch khô hyđrô-cacbon).

DIN 51818, Lubricants; consistency classification of lubricating greases NLGI grades (Dầu bôi trơn; phân loại thống nhất của mỡ bôi trơn; các mức NLGI).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau đây:

3.1. Tróc rỗ (Scuffing)

Dạng hư hỏng bề mặt răng đặc biệt nghiêm trọng trong đó xảy ra hiện tượng kẹt và dính lại với nhau của các vùng bề mặt răng do màng dầu bôi trơn không đủ hoặc bị phá vỡ giữa các bề mặt tiếp xúc trên sườn răng của các bánh răng ăn khớp do ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ cao, áp lực cao và các nhân tố khác.

CHÚ THÍCH 1: Tróc rỗ thường xảy ra khi tốc độ trượt trên bề mặt cao và cũng có thể xảy ra ở tốc độ trượt tương đối giữa hai bề mặt thấp khi các áp lực bề mặt răng đủ lớn hoặc thường do tải trọng không đều và hình dạng bề mặt gồ ghề ở các vùng riêng rẽ.

CHÚ THÍCH 2: Cần lưu ý rằng tróc rỗ không xảy ra và tróc rỗ được đánh sạch trước khi kết thúc thời gian vận hành ở các mức tải lớn.

3.2. Mài mòn (Wear)

Sự bóc đi liên tục lớp vật liệu bề mặt khi hai bề mặt lăn hoặc trượt tương đối với nhau.

3.3. Khả năng chị

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7695-3:2007 (ISO 14635-3:2000) về Bánh răng - Quy trình kiểm FZG - Phần 3: Phương pháp kiểm FZG A/2, 8/50 về khả năng chịu tải gây tróc rỗ tương đối và đặc tính mài mòn của dầu bôi trơn

  • Số hiệu: TCVN7695-3:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản