Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CẦN TRỤC - KÝ HIỆU AN TOÀN VÀ HÌNH ẢNH NGUY HIỂM - NGUYÊN TẮC CHUNG
Cranes - Safety signs and hazard pictorials - General principles
Lời nói đầu
TCVN 7548 : 2005 hoàn toàn tương đương ISO 13200 : 1995.
TCVN 7548 : 2005 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
CẦN TRỤC - KÝ HIỆU AN TOÀN VÀ HÌNH ẢNH NGUY HIỂM - NGUYÊN TẮC CHUNG
Cranes - Safety signs and hazard pictorials - General principles
Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc chung cho việc thiết kế và áp dụng các ký hiệu an toàn và các hình ảnh nguy hiểm được gắn cố định thường xuyên trên cần trục như đã định nghĩa trong ISO 4306-1. Tiêu chuẩn này đưa ra các đối tượng của ký hiệu an toàn, mô tả các mẫu ký hiệu an toàn cơ bản, quy định màu sắc cho các ký hiệu an toàn và đưa ra hướng dẫn về sự phát triển các bảng ký hiệu an toàn khác nhau.
ISO 4306-1 : 1990, Cranes - Vocabulary - Part 1: General (Cần trục - Từ vựng - Phần 1: Yêu cầu chung).
3. Đối tượng của ký hiệu an toàn
3.1. Mục tiêu của ký hiệu an toàn là:
- báo động cho con người về mối nguy hiểm hiện có hoặc tiềm ẩn;
- nhận dạng mối nguy hiểm;
- mô tả tính chất của mối nguy hiểm;
- giải thích các hậu quả của thương tích tiềm ẩn do mối nguy hiểm gây ra;
- hướng dẫn con người cách phòng tránh các sự cố nguy hiểm.
3.2. Để đạt được các mục tiêu này, ký hiệu an toàn cần được phân biệt rõ trên thiết bị, được đặt ở vị trí dễ nhìn, được bảo vệ để không bị hư hỏng, bị xóa và có tuổi thọ hợp lý.
3.3. Các ký hiệu an toàn và hình ảnh nguy hiểm có thể được bố trí trên máy hoặc trong các sách hướng dẫn bảo dưỡng, vận hành. Các ký hiệu an toàn và hình ảnh nguy hiểm đặt trên máy phải được bố trí gần vị trí nguy hiểm hoặc khu vực điều khiển để phòng ngừa nguy hiểm.
3.4. Phải tránh việc sử dụng quá nhiều các ký hiệu an toàn và các hình ảnh nguy hiểm trên máy, bởi việc sử dụng quá nhiều có thể làm giảm đi hiệu lực của chúng.
CHÚ THÍCH: - Kinh nghiệm chỉ ra rằng hiệu lực của các ký hiệu an toàn và các hình ảnh nguy hiểm sẽ giảm đi khi số lượng của chúng gần bằng 7.
3.5. Các ký hiệu an toàn và hình ảnh nguy hiểm có thể được sử dụng trong các sách hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng cho các khu vực gay cấn cần có sự chú ý đặc biệt. Việc sử dụng các ký hiệu an toàn và hình ảnh nguy hiểm trong các sách hướng dẫn không cần phải theo yêu cầu của 3.4
4. Mẫu cho các ký hiệu an toàn
4.1. Một ký hiệu an toàn gồm có một đường viền bao quanh hai hoặc nhiều bảng hình chữ nhật nhằm truyền đạt các thông tin về các nguy hiểm gắn liền với hoạt động của một sản phẩm.
4.2. Có bốn mẫu tiêu chuẩn cho các ký hiệu an toàn:
- dấu hiệu an toàn hai phần: phần tín hiệu, phần thông báo (xem 4.4);
- dấu hiệu an toàn ba phần: phần tín hiệu, phần hình ảnh, phần thông báo (xem 4.5);
- dấu hiệu an toàn hai phần: phần hình ảnh, phần thông báo (xem 4.6);
- dấu hiệu an toàn hai phần: hai phần hình ảnh (xem 4.7).
4.3. Thường ưu tiên sử dụng mẫu ký hiệu an toàn có cấu hình thẳng đứng, mặc dù cấu hình nằm ngang cũng được chấp nhận. Việc lựa chọn cuối cùng mẫu ký hiệu an toàn về cấu hình của nó cần được xác định từ phương án nào được đánh giá là thông báo thông tin có hiệu quả nhất,
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5208-1:2008 (ISO 10972-1 : 1998) về Cần trục - Yêu cầu đối với cơ cấu công tác - Phần 1: Yêu cầu chung
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5208-4:2008 (ISO 10972-4 : 2007) về Cần trục - Yêu cầu đối với cơ cấu công tác - Phần 4: Cần trục kiểu cần
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7549-3:2007 (ISO 12480-3:2005) về Cần trục - Sử dụng an toàn - Phần 3: Cần trục tháp
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7549-4:2007 (ISO 12480-4 : 2007) về Cần trục - Sử dụng an toàn - Phần 4: Cần trục kiểu cần
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5205-3:2013 (ISO 8566-3:2010) về Cần trục – Cabin và trạm điều khiển – Phần 3: Cần trục tháp
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5208-2:2013 (ISO 10972-2:2009) về Cần trục – Yêu cầu đối với cơ cấu công tác – Phần 2: Cần trục tự hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11078:2015 (ISO 16625:2013)
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5208-1:2008 (ISO 10972-1 : 1998) về Cần trục - Yêu cầu đối với cơ cấu công tác - Phần 1: Yêu cầu chung
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5208-4:2008 (ISO 10972-4 : 2007) về Cần trục - Yêu cầu đối với cơ cấu công tác - Phần 4: Cần trục kiểu cần
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7549-3:2007 (ISO 12480-3:2005) về Cần trục - Sử dụng an toàn - Phần 3: Cần trục tháp
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7549-4:2007 (ISO 12480-4 : 2007) về Cần trục - Sử dụng an toàn - Phần 4: Cần trục kiểu cần
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5205-3:2013 (ISO 8566-3:2010) về Cần trục – Cabin và trạm điều khiển – Phần 3: Cần trục tháp
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5208-2:2013 (ISO 10972-2:2009) về Cần trục – Yêu cầu đối với cơ cấu công tác – Phần 2: Cần trục tự hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11078:2015 (ISO 16625:2013)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7548:2005 (ISO 13200 : 1995) về Cần trục - Ký hiệu an toàn và hình ảnh nguy hiểm - Nguyên tắc chung
- Số hiệu: TCVN7548:2005
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 17/02/2006
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra