CỬA SỔ VÀ CỬA ĐI - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ KÍN NƯỚC
Windows and doors - Test method - Part 2: Determination of watertightness
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thông dụng để xác định độ kín nước của cửa sổ và cửa đi đã lắp khung hoàn chỉnh, được làm từ bất kỳ loại vật liệu nào.
Khi áp dụng phương pháp này cần xem xét các điều kiện lắp đặt phù hợp với quy định của nhà sản xuất.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các liên kết giữa khuôn cửa sổ hoặc cửa đi với kết cấu xây dựng.
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
prEN 12519 Doors and windows - Terminology (Cửa đi và cửa sổ - Thuật ngữ).
Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:
3.1. Áp suất thử (test pressure)
Chênh lệch giữa áp suất tĩnh của không khí trên mặt ngoài và mặt trong của mẫu thử.
Áp suất thử dương nếu áp suất tĩnh của không khí trên mặt ngoài cao hơn áp suất này trên mặt trong của cửa, và ngược lại sẽ là áp suất âm.
3.2. Độ kín nước (watertightness)
Khả năng kín khít của mẫu thử chống lại sự xâm nhập của nước dưới áp suất thử (Pmax = giới hạn độ kín nước).
3.3. Sự xâm nhập của nước (water penetration)
Sự ướt liên tục hoặc gián đoạn ở bề mặt trong của mẫu thử hoặc các phần mẫu thử mà không được phép bị ướt khi nước được phủ ở mặt ngoài.
3.4. Giới hạn độ kín nước (limit of watertightness)
Áp suất thử lớn nhất Pmax mà tại đó mẫu thử giữ được độ kín nước, trong điều kiện và thời gian thử quy định.
Phun liên tục một lượng nước xác định lên bề mặt ngoài của mẫu thử trong khi tăng áp suất thử dương theo chu kỳ đều đặn, đồng thời ghi lại chi tiết áp suất thử và điểm nước xâm nhập.
5.1. Buồng thử có mở ở một phía để lắp mẫu. Buồng này phải có kết cấu sao cho chịu được áp suất thử mà không bị lệch làm ảnh hưởng kết quả thử.
5.2. Thiết bị truyền áp suất thử kiểm soát được tới mẫu thử.
5.3. Thiết bị tạo sự thay đổi nhanh áp suất thử nhưng kiểm soát được trong giới hạn xác định.
5.4. Dụng cụ đo lượng nước cấp với độ chính xác ± 10 %. Nếu sử dụng nhiều vòi phun với dòng chảy khác nhau, cần ít nhất hai dụng cụ đo như vậy.
5.5. Dụng cụ đo áp suất thử vào mẫu, với độ chính xác ± 5 %.
5.6. Hệ thống phun nước có khả năng phun liên tục một tán màng nước phủ ướt lên bề mặt mẫu, bằng cách cho đầu vòi phun theo hình tròn với quy định sau:
a) góc phun: ;
b) áp suất làm việc: từ 2 bar đến 3 bar, tùy theo quy định của nhà sản xuất;
c) dòng chảy vòi phun: (2 ± 0,2) lít/phút mỗi vòi;
vòi phụ: (1 ± 0,1) lít/phút mỗi vòi;
và (2 ± 0,2) lít/phút mỗi vòi. (Xem 6.2.4).
6.1. Lắp đặt mẫu thử
Mẫu thử được lắp đặt sao cho trong suốt quá trình thử, mẫu không bị vênh hoặc cong làm ảnh hưởng kết quả thử.
Cạnh mép của mẫu phải được chuẩn bị và lắp ráp sao cho việc xâm nhập nước, kể cả xuyên qua liên kết khung đều dễ dàng phát hiện.
Bề mặt mẫu thử phải được lau sạch và khô.
6.2. Hệ thống vòi phun (Xem Hình từ 1 đến 3)
Vị trí lắp đặt của mẫu thử phụ thuộc vào phương pháp phun đã chọn (A hay B).
Tiến hành phép thử trên mẫu lắp một lần. Khuyến nghị sử dụng hệ dưỡng để lắp hệ thống vòi phun.
6.2.1. Định vị thanh chắn nước nối với các đầu vòi (đường vòi)
Thanh chắn nước phải được đặt tại vị trí không cao quá 150 mm so với thanh nối ngang cao nhất của khung chuyển động hoặc của khung kính cố định, nhằm làm ướt hoàn toàn (các) cấu kiện ngang biên kề của khung. Thanh chắn này cũng phải được đặt với khoảng cách bằng mm so với mặt ngoài của mẫu thử.
6.2.2. Định vị theo chiều rộng mẫu thử
Các đầu vòi được đặt cách nhau 400 mm ± 10 mm dọc theo trục của thanh phun và bố trí các đầu vòi sao cho khoảng cách
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7452-2:2004 (EN 1027:2000) về Cửa sổ và cửa đi − Phương pháp thử − Phần 2: Xác định độ kín nước
- Số hiệu: TCVN7452-2:2004
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 02/02/2005
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực