Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6897:2010

ISO 7263:2008

GIẤY LÀM LỚP SÓNG - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NÉN PHẲNG SAU KHI ĐÃ TẠO SÓNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Corrugating medium - Determination of the flat crush resistance after laboratory fluting

Lời nói đầu

TCVN 6897:2010 thay thế TCVN 6897:2001.

TCVN 6897:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 7263:2008

TCVN 6897:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Độ bền nén phẳng của giấy làm lớp sóng được tạo sóng trong phòng thí nghiệm là một tính chất quan trọng bởi vì nó biểu thị độ bền nén phẳng của cáctông sóng được làm từ loại giấy đó. Giấy được tạo sóng bằng cách cho đi qua giữa hai bánh răng được gia nhiệt. Sau đó hai quy trình thử khác nhau được sử dụng:

a) mẫu được tạo sóng bị nén ngay sau khi tạo sóng (nghĩa là từ 5 s đến 8 s sau khi tạo sóng);

b) mẫu được tạo sóng được điều hòa trong khoảng thời gian từ 30 min đến 35 min dưới các điều kiện thử phòng thí nghiệm chuẩn trước khi bị nén.

Quy trình a) thường cho các kết quả cao hơn đáng kể so với quy trình b). Sự khác nhau về kết quả là do:

- giấy đã tạo sóng chưa được điều hòa có độ ẩm thấp hơn (do đó độ cứng cao hơn).

- sự thay đổi hình dạng sóng xuất hiện trong quá trình điều hòa.

Do cả hai quy trình này đều có các ưu điểm đáng kể và đều được sử dụng phổ biến, vì vậy tiêu chuẩn này mô tả cả hai quy trình.

Phương pháp xác định độ bền nén phẳng của cactông sóng được nêu trong ISO 3035:1982, Cáctông sóng một mặt và cáctông sóng một lớp phẳng - Xác định độ bền nén phẳng.

 

GIẤY LÀM LỚP SÓNG - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NÉN PHẲNG SAU KHI ĐÃ TẠO SÓNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Corrugating medium - Determination of the flat crush resistance after laboratory fluting

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp xác định độ bền nén phẳng của giấy làm lớp sóng sau khi đã được tạo sóng trong phòng thí nghiệm.

Phương pháp này áp dụng cho các loại giấy làm lớp sóng bất kỳ, sau khi tạo sóng, được sử dụng để sản xuất cáctông sóng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 3649:2007 (ISO 186:2002), Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình

TCVN 6725:2007 (ISO 187:1990), Giấy, cáctông và bột giấy - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm, quy trình kiểm tra môi trường và điều hòa mẫu.

ISO 13820, Paper, board and corrugated fibreboard - Description and calibration of compression-testing equipment (Giấy, cáctông và cáctông sóng - Mô tả và hiệu chuẩn thiết bị thử nén).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Độ bền nén phẳng (flat crush resistance)

Lực lớn nhất mà mẫu thử được tạo sóng chịu được trước khi các đường sóng bị xẹp xuống dưới tác dụng tăng dần của một lực vuông góc lên bề mặt mẫu thử.

4. Nguyên tắc

Tạo sóng giấy làm lớp sóng bằng cách cho đi qua giữa hai bánh răng được gia nhiệt, và tạo thành cáctông

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6897:2010 (ISO 7263:2008) về Giấy làm lớp sóng - Xác định độ bền nén phẳng sau khi đã tạo sóng trong phòng thí nghiệm

  • Số hiệu: TCVN6897:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản