Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6475-11: 2007

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG BIỂN - PHẦN 11: LẮP ĐẶT

Rules for Classification and Technical Supervision of Subsea Pipeline Systems - Part 11: Installation

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi áp dụng

1.1.1. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho việc lắp đặt và kiểm tra các đường ống và ống đứng cứng được thiết kế và chế tạo theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

1.2. Phân tích hậu quả của các loại hư hỏng (FMEA) và nghiên cứu mức độ nguy hiểm và khả năng vận hành được (HAZOP)

1.2.1. Cần phải tiến hành các phân tích một cách có hệ thống các thiết bị và hoạt động lắp đặt để tìm ra các hạng mục hay các hoạt động nguy hiểm tiềm tàng có thể gây ra hoặc làm xấu thêm một trạng thái nguy hiểm, và để đảm bảo rằng các biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ được thực hiện.

1.2.2. Phải quan tâm đặc biệt đến các đoạn đường ống gần các công trình biển khác hoặc tiếp cận vào bờ nơi có rủi ro va chạm cao hơn với tàu bè, neo buộc, v.v...Phải thực hiện nghiên cứu HAZOP theo quy trình đối với các hoạt động nguy hiểm.

1.3. Các bản vẽ và chi tiết kĩ thuật cho lắp đặt và thử

1.3.1. Các bản vẽ và chi tiết kĩ thuật phải được chuẩn bị cho việc lắp đặt và thử hệ thống đường ống, ống đứng và các kết cấu bảo vệ, v.v...

1.3.2. Các bản vẽ và chi tiết kĩ thuật phải mô tả tỉ mỉ các yêu cầu đối với các phương pháp lắp đặt, các quy trình sẽ được sử dụng và kết quả cuối cùng của hoạt động.

1.3.3. Các yêu cầu phải phản ánh được cơ sở và kết quả của các hoạt động thiết kế. Phải quy định rõ loại hình và phạm vi kiểm tra, thử, chỉ tiêu chấp nhận và các tài liệu liên quan cần thiết để chứng nhận các đặc tính và tính toàn vẹn của hệ thống đường ống thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này, đồng thời phải nêu rõ loại và phạm vi tài liệu, biên bản và việc cấp GCN cần thiết.

1.3.4. Phải nêu rõ các yêu cầu về sổ tay lắp đặt và phạm vi các công việc thử, điều tra nghiên cứu và các chỉ tiêu chấp nhận cần thiết cho việc chứng nhận sổ tay lắp đặt.

1.4. Sổ tay lắp đặt

1.4.1. Sổ tay lắp đặt phải được các nhà thầu thực hiện công tác lắp đặt chuẩn bị.

1.4.2. Sổ tay lắp đặt là một bộ các sổ tay và quy trình liên quan để thực hiện các công việc cụ thể. Sổ tay lắp đặt được dùng để chứng minh rằng các phương pháp và thiết bị do các Nhà thầu áp dụng sẽ đáp ứng các yêu cầu đặt ra và các kết quả có thể thẩm định được. Sổ tay lắp đặt phải xác định tất cả các yếu tố tác động đến chất lượng và độ tin cậy của công tác lặp đặt kể cả trạng thái bình thường và trạng thái bất ngờ. Sổ tay lắp đặt phải chỉ rõ các bước lắp đặt, kể cả việc xác định các điểm kiểm tra (check point) và việc kiểm tra. Sổ tay lắp đặt phải phản ánh được kết quả phân tích FMEA và nghiên cứu HAZOP, và đồng thời phải nêu rõ các yêu cầu đối với các tham số cần được kiểm soát và phạm vi biến đổi cho phép của các tham số trong quá trình lắp đặt.

Sổ tay lắp đặt tối thiểu phải bao gồm các sổ tay sau đây:

• Sổ tay hệ thống chất lượng;

• Sổ tay huy động thiết bị và nhận lực (mobilisation manual);

• Sổ tay xây lắp;

• Sổ tay về môi trường, sức khoẻ và an toàn;

• Sổ tay về sự sẵn sàng đối phó với các sự cố.

Các sổ tay phải bao gồm:

• Mô tả chung;

• Tổ chức, trách nhiệm và liên lạc;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6475-11:2007 về Quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 11: Lắp đặt

  • Số hiệu: TCVN6475-11:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/11/2024
  • Ngày hết hiệu lực: 13/06/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản