CỐC (KÍCH THƯỚC DANH NGHĨA LỚN NHẤT LỚN HƠN 20 MM) – PHÂN TÍCH CỠ HẠT BẰNG SÀNG
Coke (nominal top size greater than 20 mm) – Size analysis by sieving)
Lời nói đầu
TCVN 5225:2007 thay thế TCVN 5225-90.
TCVN 5225:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 728:1995.
TCVN 5225:2007 do Tiểu ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC27/SC3 Nhiên liệu khoáng rắn – Than biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CỐC (KÍCH THƯỚC DANH NGHĨA LỚN NHẤT LỚN HƠN 20 MM) – PHÂN TÍCH CỠ HẠT BẰNG SÀNG
Coke (nominal top size greater than 20 mm) – Size analysis by sieving)
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp phân tích cỡ hạt bằng sàng thủ công đối với cốc có kích thước danh nghĩa lớn nhất lớn hơn 20 mm.
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
ISO 579 Coke – Determination of total moisture content (Cốc – Xác định tổng hàm lượng ẩm).
ISO 1213-2:1992 Solid meneral fuels – Vocabulary – Part 2: Terms relating to sampling, testing and analysis (Nhiên liệu khoáng rắn – Từ vựng – Phần 2: Thuật ngữ liên quan đến lấy mẫu, thử nghiệm và phân tích).
ISO 3310-2:1990 Test sieves – Technical requirement and testing – Part 2: Test sieves of perforated metal plate (Sàng thử nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và thử nghiệm – Phần 2: Sàng thử nghiệm làm bằng lưới thép đột).
ISO 18283:20061 Hard coal and coke - Manual sampling (Than đá và cốc – Lấy mẫu thủ công).
Tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa qui định trong ISO 1213-2.
4.1. Sàng thử nghiệm, phù hợp với ISO 3310-2. Bộ sàng sử dụng phải là sàng lỗ tròn hoặc sàng lỗ vuông.
CHÚ THÍCH 1 Sàng thử nghiệm phải lựa chọn theo yêu cầu của phép thử và đặc tính của mẫu. Nếu được, chọn bộ sàng sao cho khối lượng của cốc trong mọi cấp hạt đều không vượt quá 25% tổng khối lượng mẫu đem sàng. Đối với cốc chưa được phân loại, một bộ sàng thử nghiệm có kích thước lỗ danh nghĩa 125 mm; 100 mm; 80 mm; 71 mm; 63 mm; 50 mm; 40 mm; 31,5 mm; 20 mm và 10 mm là phù hợp. Đối với các mẫu có kích thước hạt lớn nhất lớn hơn 125 mm, phải sử dụng loại sàng định cỡ một lỗ để thay cho sàng thử nghiệm. Đối với cốc đã phân loại, bộ sàng thử nghiệm có kích thước lỗ danh nghĩa 50 mm; 45 mm; 40 mm; 35,5 mm; 31,5 mm; 25 mm; 20 mm; 16 mm; 10 mm; 5,6 mm và 2,8 mm là phù hợp.
Điều quan trọng là phải kiểm tra sàng thường xuyên, sử dụng phương pháp qui định trong ISO 3310-2, để đảm bảo kích thước lỗ không vượt quá dung sai cho phép. Sàng hỏng hoặc mòn có thể gây ra các sai lỗi nghiêm trọng trong việc phân tích cỡ hạt và cần được loại bỏ.
4.2. Cân, có khả năng cân được khối lượng của mẫu được sàng chính xác đến 0,1%.
5. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
Lấy hai mẫu toàn phần để thử tính chất lý học theo ISO 18283:2006. Chuẩn bị một trong các mẫu để xác định hàm lượng ẩm theo ISO 18283:2006 và tiến hành xác định theo ISO 579.
Nếu hàm lượng ẩm cao hơn 5% khối lượng, sấy mẫu thứ hai đủ để giảm hàm lượng ẩm
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5225:2007 (ISO 728:1995) về Cốc (kích thước danh nghĩa lớn nhất lớn hơn 20mm) - Phân tích cỡ hạt bằng sàng
- Số hiệu: TCVN5225:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực