CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC GỖ - CÔNG NGHỆ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Logging industry - Technology - Terms and definitions
Lời nói đầu
TCVN 5145:2016 thay thế TCVN 5145:1990.
TCVN 5145:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 8956:2013.
TCVN 5145:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC89 Ván gỗ nhân tạo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này nhằm đưa ra các thuật ngữ thống nhất liên quan đến hoạt động công nghệ để phục vụ cho công nghiệp khai thác gỗ.
Tiêu chuẩn này hướng tới mọi đối tượng quan tâm đến công tác chuẩn hoá thuật ngữ trong ngành lâm nghiệp.
Các thuật ngữ được thiết lập trong tiêu chuẩn này được liệt kê theo một trật tự có hệ thống, phản ánh khái niệm hệ thống trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá công nghiệp khai thác gỗ.
Với mỗi một khái niệm, đều có một thuật ngữ tiêu chuẩn hoá kèm theo.
Các thuật ngữ/từ đồng nghĩa có thể chấp nhận được đưa ra để tham khảo và không được tiêu chuẩn hoá.
CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC GỖ - CÔNG NGHỆ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Logging industry - Technology - Terms and definitions
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ liên quan đến hoạt động công nghệ trong công nghiệp khai thác gỗ.
CHÚ THÍCH 1: TCVN 9201 (ISO 6814) bao gồm các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến máy di động và máy tự hành sử dụng trong lâm nghiệp.
CHÚ THÍCH 2: ISO 24294 bao gồm các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến gỗ tròn và gỗ xẻ.
2.1
Gãy đổ (blowdown)
Cây bị bật gốc (2.2) hoặc đổ gãy.
2.2
Bật gốc (uprooted)
Cây bị bật hoàn toàn gốc.
2.3
Dự trữ gỗ cho sản xuất (operating timber reserve)
Khối lượng gỗ tròn (2.11) cần thiết để đảm bảo quá trình sản xuất liên tục.
CHÚ THÍCH 1: Có thể bao gồm cả lượng cất giữ được đặt trên tuyến vận xuất (2.41), bãi sơ chế (bãi 2) (2.16), hoặc kết hợp một phần của những chỗ đó.
2.4
Công nghiệp khai thác gỗ (logging industry)
Lĩnh vực công nghiệp rừng bao gồm các hoạt động khai thác gỗ (2.6), chặt hạ (3.30), vận xuất (3.35); vận chuyển (3.8) và các hoạt động sơ chế (2.38) khác.
CHÚ THÍCH 1: Theo tiếng Pháp, thuật ngữ này cũng được sử dụng cho các công ty gắn với hoạt động trong các lĩnh vực trên.
2.5
Công nghệ khai thác gỗ (logging technology)
Chuỗi hoạt động được thực hiện liên tiếp nhằm mục đích thu được các lâm sản.
2.6
Khai thác gỗ (logging/harvesting)
Bao gồm các công việc chặt hạ (3.30), vận xuất (3.35) và vận chuyển (3.8) cây gỗ và gỗ tròn (2.11) đến bãi sơ chế (bãi 2) (2.16).
2.7
Phương thức khai thác gỗ cắt khúc (cut-to-length harvesting system)
Phương thức khai thác gỗ (2.6) trong đó cây trải qua quá trình cắt cành (3.15), cưa gỗ (3.31) và xếp thành dãy (2.51) theo loại tại gốc cây (2.37), trước khi vận xuất (3.35) đến bãi tập kết gỗ sau khai thác (bãi 1) (2.14) hoặc vận xuất bằng máy vận xuất gỗ (3.37) đến bãi sơ chế (bãi 2) (2.1
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5145:2016 (ISO 8965:2013) về Công nghiệp khai thác gỗ - Công nghệ - Thuật ngữ và định nghĩa
- Số hiệu: TCVN5145:2016
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2016
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực