VỮA XÂY DỰNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 8: XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG GIỮ ĐỘ LƯU ĐỘNG
Mortar for masonry - Test methods - Part 8: Determination of consitency retentivity
Lời nói đầu
TCVN 3121-8:2022 thay thế TCVN 3121-8:2003 và được xây dựng trên cơ sở ASTM C1506.
TCVN 3121-8:2022 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 3121:2022 Vữa xây dựng - Phương pháp thử, bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 3121-1:2022, Phần 1: Xác định kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu;
- TCVN 3121-2:2022, Phần 2: Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử;
- TCVN 3121-3:2022, Phần 3: Xác định độ lưu động của vữa tươi (phương pháp bàn dằn);
- TCVN 3121-6:2022, Phần 6: Xác định khối lượng thể tích của vữa tươi;
- TCVN 3121-8:2022, Phần 8: Xác định khả năng giữ độ lưu động;
- TCVN 3121-9:2022, Phần 9: Xác định thời gian bắt đầu đông kết của vữa tươi;
- TCVN 3121-10:2022, Phần 10: Xác định khối lượng thể tích mẫu vữa đóng rắn;
- TCVN 3121-11:2022, Phần 11: Xác định cường độ uốn và nén của vữa đóng rắn;
- TCVN 3121-12:2022, Phần 12: Xác định cường độ bám dính của vữa đóng rắn trên nền;
- TCVN 3121-17:2022, Phần 17: Xác định hàm lượng ion chloride hòa tan trong nước;
- TCVN 3121-18:2022, Phần 18: Xác định hệ số hút nước do mao dẫn của vữa đóng rắn.
VỮA XÂY DỰNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ
PHẦN 8: XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG GIỮ ĐỘ LƯU ĐỘNG
Mortar for masonry - Test methods
Part 8: Determination of consitency retentivity
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khả năng giữ độ lưu động của vữa tươi.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thi áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 3121-2:2022, Vữa xây dựng - Phương pháp thử - Phần 2: Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử;
TCVN 3121-3:2022, Vữa xây dựng - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ lưu động.
Xác định độ lưu động của mẫu vữa tươi trước và sau khi hút chân không ở điều kiện quy định. Khả năng giữ độ lưu động của vữa là tỷ lệ phần trăm giữa độ lưu động của vữa sau và trước khi hút chân không.
4.1 Máy hút chân không, đồng hồ đo áp lực chân không, bình chứa 1 L được mô tả trên Hình 1. Các phụ kiện trên phải đủ khả năng chịu áp lực chân không tới 200 mmHg.
4.2 Phễu có đường kính trong (154 ÷ 156) mm, chiều cao 20 mm. Trong phễu có đĩa đục lỗ, đường kính đĩa bằng đường kính trong của phễu, đường kính lỗ (1,4 ÷ 1,6) mm, được phân bố đều trên toàn bộ tiết diện của đĩa.
4.3 Đồng hồ bấm giây.
4.4 Giấy lọc loại chảy trung bình, 20 g/m2, có đường kính bằng đường kính trong của phễu.
4.5 Thiết bị thử độ lưu động theo TCVN 3121-3:2022.
Lấy khoảng 1 L mẫu vữa tươi đã được chuẩn bị theo TCVN 3121-2: 2022. Xác định độ lưu động (D1) ban đầu của mẫu vữa theo TCVN 3121-3:2022.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3121-8:2022 về Vữa xây dựng - Phương pháp thử - Phần 8: Xác định khả năng giữ độ lưu động
- Số hiệu: TCVN3121-8:2022
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2022
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực