Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 2098 : 2007

ISO 1522 : 2006

SƠN VÀ VECNI - PHÉP THỬ DAO ĐỘNG TẮT DẦN CỦA CON LẮC

Paints and varnishes - Pendulum damping test

Lời nói đầu

TCVN 2098 : 2007 thay thế TCVN 2098 : 1993.

TCVN 2098 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 1522 : 2006.

TCVN 2098 : 2007 do Tiểu Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC35/SC9 Sơn và vecni - Phương pháp thử biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Hai qui trinh thử gọi là Koenig và Persoz được xem xét ở một số chi tiết. Các thiết bị có nguyên tắc giống nhau - đó là khi biên độ dao động của con lắc tiếp xúc với bề mặt càng giảm nhanh thì bề mặt càng mềm - nhưng khác nhau về phương diện kích thước, chu kỳ và biên độ dao động.

Sự tương tác giữa con lắc và màng sơn là phức tạp, phụ thuộc vào cả hai tính chất đàn hồi và nhớt đàn hồi, không thể thiết lập một mối quan hệ chung giữa các kết quả nhận được bởi hai phép thử. Do vậy, chỉ một loại con lắc được sử dụng trong một dãy phép đo thời gian dao động tắt dần nhất định.

Những lý do dưới đây đưa ra hưóng dẫn khi xem xét con lắc nào thuận lợi đối với một mục đích cụ thể.

a) Trên những bề mặt có hệ số ma sát thấp, con lắc Persoz có thể trượt, điều đó làm sai lệch kết quả; mặc dù, điều này hiếm khi xảy ra với sơn và vecni.

b) Cần chú ý rằng cả hai thiết bị phản ánh độ nhạy của các tính chất vật lý của sơn đối với môi trường, do vậy phép thử phải được kiểm soát ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và không có gió lùa. Chiều dày của màng sơn và bản chất của nền cũng ảnh hưởng đến thời gian dao động tắt dần.

 

SƠN VÀ VECNI - PHÉP THỬ DAO ĐỘNG TẮT DẦN CỦA CON LẮC

Paints and varnishes - Pendulum damping test

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp thực hiện phép thử dao động tắt dần của con lắc trên màng sơn, vecni hoặc các sản phẩm liên quan khác. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng đối với sơn đơn lớp và hệ sơn đa lớp.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).

TCVN 2090 : 2007 (ISO 15528 : 2000) Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni - Lấy mẫu.

TCVN 5669 : 2007 (ISO 1513 : 1992) Sơn và vecni - Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử.

TCVN 5670 : 2007 (ISO 1514 : 2004) Sơn và vecni - Tấm chuẩn để thử.

ISO 2808 Paints and varnishes - Determination of film thickness (Sơn và vecni - Xác định độ dày màng).

3. Nguyên tắc

Đặt con lắc đang ở trạng thái dừng trên bề mặt sơn sau đó kích hoạt con lắc đao động và xác định thời gian biên độ dao động tắt dần theo quy định trong tiêu chuẩn này. Thời gian dao động tắt dần càng ngắn thì độ cứng càng nhỏ.

4. Thiết bị, dụng cụ

4.1. Con lắc

4.1.1. Cả hai con lắc, như mô tả trong 4.1.2 và 4.1.3, bao gồm một khung mở được kết nối bằng một thanh ngang, dưới bề mặt thanh ngang lắp hai viên bi làm điểm tựa, đầu phía dưới của khung tạo thành một kim nhọn. Hai con lắc khác nhau về hình dạng, khối lượng, thời gian dao động và các chi tiết khác, như mô tả trong 4.1.2 và 4.1.3.

Khi sử dụng không kéo và rung con lắc.

Nên sử dụng các phụ kiện bảo vệ kèm theo.

4.1.2. Con lắc Koenig (xem Hình 1) đặt trên hai viên bi vonfram cacbua có đường kính (5 ± 0,005) mm,

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2098:2007 (ISO 1522 : 2006) về Sơn và vecni - Phép thử dao động tắt dần của con lắc

  • Số hiệu: TCVN2098:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản