Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13691-4:2023

ISO 11001-4:1994

MÁY KÉO BÁNH HƠI DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP - MÓC NỐI CƠ CẤU TREO BA ĐIỂM - PHẦN 4: MÓC NỐI KIỂU THANH

Agricultural wheeled tractors and Implements - Three-point hitch couplers - Part 4: Bar coupler

Lời nói đầu

TCVN 13691-4:2023 hoàn toàn tương đương ISO 11001-4:1994

TCVN 13691-4:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 23, Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 13691 (ISO 11001) Máy kéo bánh hơi dùng trong nông nghiệp - Móc nối cơ cấu treo ba điểm, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 13691-1:2023 (ISO 11001-1:2016), Phần 1: Móc nối khung chữ U;

- TCVN 13691-2:2023 (ISO 11001-2:1993), Phần 2: Móc nối khung chữ A;

- TCVN 13691-3:2023 (ISO 11001-3:2009), Phần 3: Móc nối kiểu khớp cầu;

- TCVN 13691-4:2023 (ISO 11001-4:1994), Phần 4: Móc nối kiểu thanh.

 

MÁY KÉO BÁNH HƠI DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP - MÓC NỐI CƠ CẤU TREO BA ĐIỂM - PHẦN 4: MÓC NỐI KIỂU THANH

Agricultural wheeled tractors and Implements - Three-point hitch couplers - Part 4: Bar coupler

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những kích thước chủ yếu cho bộ phận nối với công cụ trên cơ cấu treo ba điểm đến phần sau của máy kéo bánh hơi dùng trong nông nghiệp được trang bị một cơ cấu treo ba điểm theo ISO 730-1 và một bộ phận móc nối kiểu thanh.

CHÚ THÍCH  Nói chung các kích thước liên quan với máy kéo và công cụ để sử dụng với bộ phận móc nối treo thì tương tự như các kích thước đối với cơ cấu treo ba điểm quy định trong ISO 730-1. Do cấu trúc đặc biệt và chức năng của bộ phận móc nối kiểu thanh nó sẽ lấn vào khoảng trống quy định trong ISO 2332.

Hệ thống bộ phận móc nối treo ba điểm tạo ra một cách lắp treo công cụ đặc biệt. Bộ phận móc nối treo là một thành phần bổ sung được đặt giữa cơ cấu treo ba điểm của máy kéo và công cụ, làm cho nó có thể móc nối và nhả móc nối từ chỗ ngồi của người vận hành.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại máy kéo bánh hơi nông nghiệp loại 1, 2N, 2, 3N, 3, 4N, và 4 như nêu trong ISO 730-1.

2  i liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4065:2007 (ISO 2332:1993), Máy kéo và máy nông nghiệp - Lắp nối công cụ vào cơ cấu treo ba điểm - Khoảng không gian trống xung quanh công cụ

ISO 730 -1, Agricultural Wheeled Tractors - Rear-Mounted Three-Point Linkage - Part 1: Categories 1, 2, 3 And 4 (Máy kéo bánh hơi nông nghiệp - Cơ cấu treo ba điểm lắp sau - Phần 1: Loại 1, 2, 3 và 4)

3  Nguyên lý của hệ thống móc nối kiểu thanh

Hệ thống móc nối kiểu thanh là một bộ phận móc nối công cụ hai pha ở đó cơ cấu treo của máy kéo được bắt với một thanh ngang giữa các điểm treo dưới và công cụ được nhấc lên bởi thanh (xem Hình 1).

4  Kích thước

Kích thước phải theo Hình 2 và 3, và Bảng 1. Đối với vùng trống cơ cấu treo, xem ISO 2332.

5  Cơ cấu khoá

Cơ cấu khóa có móc cài để ngăn ngừa công cụ bị tách ra ngoài ý muốn (xem Hình 1).

Hình 1 - Nguyên lý của bộ phận móc nối kiểu thanh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13691-4:2023 (ISO 11001-4:1994) về

  • Số hiệu: TCVN13691-4:2023
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2023
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản