Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THU NHẬN DỮ LIỆU KHÔNG GIAN ĐỊA LÝ - ĐO VẼ ẢNH HÀNG KHÔNG KỸ THUẬT SỐ
Spatial geographic data collection - Digital aerial photogrammetry
Lời giới thiệu
Trong quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý hoặc thành lập bản đồ địa hình bằng ảnh hàng không, công đoạn đo vẽ ảnh nội nghiệp cần được tối ưu hóa nhằm khai thác tối đa các tính năng kỹ thuật của ảnh màu kỹ thuật số, giảm thiểu chi phí cho công việc ngoại nghiệp. Kiểm soát tốt quy trình đo vẽ là biện pháp hữu hiệu để quản lý chất lượng cơ sở dữ liệu nền địa lý, bản đồ địa hình hoặc các sản phẩm dữ liệu địa lý khác được thu nhận từ ảnh hàng không.
TCVN 13575:2022 bao gồm các quy định về độ chính xác, quy trình đo vẽ ảnh, và chất lượng sản phẩm đo vẽ ảnh.
Lời nói đầu
TCVN 13575:2022 do Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THU NHẬN DỮ LIỆU KHÔNG GIAN ĐỊA LÝ - ĐO VẼ ẢNH HÀNG KHÔNG KỸ THUẬT SỐ
Spatial geographic data collection - Digital aerial photogrammetry
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với quá trình đo vẽ ảnh hàng không kỹ thuật số phục vụ thu nhận dữ liệu không gian địa lý, thành lập bản đồ bằng công nghệ đo ảnh sử dụng máy ảnh kỹ thuật số công nghệ chụp khung.
Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng một số nội dung khi đo vẽ ảnh địa hình từ các nguồn dữ liệu ảnh có đặc tính kỹ thuật tương đương.
Tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 13574-3:2022 Thu nhận dữ liệu ảnh hàng không kỹ thuật số - Phần 3: Chất lượng ảnh kỹ thuật số
TCVN 13576:2022 Hệ thống dữ liệu ảnh hàng không - Tăng dày khống chế ảnh
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau
3.1
Dữ liệu không gian địa lý
Là dữ liệu về vị trí địa lý và thuộc tính của đối tượng địa lý. Trong tiêu chuẩn này gọi tắt là dữ liệu địa lý
3.2
Dữ liệu mặt phẳng (Planimetrie Data)
Dữ liệu địa lý được thu nhận từ kết quả đo đạc, xác định vị trí tọa độ của đối tượng địa lý trong hệ tọa độ mặt phẳng nhất định.
3.3
Dữ liệu độ cao (Elevation Data)
Dữ liệu địa lý được thu nhận từ kết quả đo đạc, xác định độ cao (h) của tập hợp các đối tượng mô tả bề mặt địa hình trong hệ tọa độ, độ cao nhất định.
3.4
Đối tượng mặt phẳng
Đối tượng địa lý thuộc tiêu chí thu nhận dữ liệu mặt phẳng với mức độ chi tiết và độ chính xác nhất định
3.5
Đối tượng độ cao
Đối tượng địa lý thuộc tiêu chí thu nhận dữ liệu độ cao hoặc đối tượng chi tiết mô tả địa hình để thể hiện bề mặt địa hình với mức độ chi tiết và độ chính xác nhất định.
3.6
Đơn vị sản phẩm đo vẽ
Là tệp tin hoặc một thư mục chứa nhiều tệp tin ghi nhận dữ liệu địa lý, là kết quả đo vẽ được giới hạn bởi một đường bao, thường là cạnh khung trong của mảnh bản đồ địa hình, cạnh lưới ô vuông, đoạn địa giới hoặc đường giới hạn bất kỳ do nhà sản xuất lựa chọn để phù hợp với điều kiện sản xuất, nghiệm thu khối lượng và đóng g
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12265:2018 (ISO 6709:2008) về Thông tin địa lý - Biểu diễn vị trí điểm địa lý bằng tọa độ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12266:2018 (ISO 19128:2005) về Thông tin địa lý - Giao diện máy chủ bản đồ trên nền web
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19109:2018 (ISO 19109:2005) về Thông tin địa lý - Quy tắc lược đồ ứng dụng
- 1Quyết định 17/2005/QĐ-BTNMT về Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 và 1:5000 bằng công nghệ ảnh số do Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành
- 2Quyết định 15/2005/QĐ-BTNMT về Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000, 1:25000 và 1:50000 bằng công nghệ ảnh do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Quyết định 247/KT năm 1990 về tiêu chuẩn ngành 96 TCN 42:1990 về Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 - 1:1000 - 1:2000 - 1:5000 - 1:10000 - 1:25000 (phần trong nhà) do Cục trưởng Cục đo đạc và Bản đồ nhà nước ban hành
- 4Thông tư 23/2019/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật về mô hình cấu trúc, nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỉ lệ 1:2.000 và 1:5.000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Thông tư 06/2020/TT-BTNMT về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn ngành 96 TCN 42:1990 về Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 - 1:1000 - 1:2000 - 1:5000 - 1:10000 - 1:25000 (phần trong nhà)
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12265:2018 (ISO 6709:2008) về Thông tin địa lý - Biểu diễn vị trí điểm địa lý bằng tọa độ
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12266:2018 (ISO 19128:2005) về Thông tin địa lý - Giao diện máy chủ bản đồ trên nền web
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19109:2018 (ISO 19109:2005) về Thông tin địa lý - Quy tắc lược đồ ứng dụng
- 10Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 42:2020/BTNMT về Chuẩn thông tin địa lý cơ sở
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13574-3:2022 về Thu nhận dữ liệu ảnh hàng không kỹ thuật số - Phần 3: Chất lượng ảnh kỹ thuật số
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13575:2022 về Thu nhận dữ liệu không gian địa lý - Đo vẽ ảnh hàng không kỹ thuật số
- Số hiệu: TCVN13575:2022
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2022
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra